Hiệu quả từ mô hình nuôi cá lươn trong bể xi măng

08:39 - 08/08/2020

(TTV)- Chuyển đổi từ nuôi trồng thủy sản truyền thống trong ao, hồ sang nuôi lươn, cá trong bể xi măng là mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao của gia đình ông Lê Văn Khương, hội viên nông dân thôn 2, xã Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Năm 2019, sau khi chuyển đổi, thuê đất của các hộ dân trong xã, gia đình ông Lê Văn Khương, thôn 2, xã Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa đã đầu tư xây dựng khu nuôi lươn, cá rô đầu vuông thương phẩm trên nền xi măng. Ngay năm đầu ông đã thành công với lợi nhuận gần 200 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Bước sang năm 2020, ông Khương đầu tư 4 bể nuôi lươn thương phẩm. Mỗi bể có diện tích 5m2, ông thả nuôi khoảng 5 kg giống, mật độ từ 300 đến 500 con trên 1 m2. Ông sử dụng luồng, dây nhựa đan thành bè để làm tổ, vừa là nơi trú ngụ, vừa là nơi cho lươn ăn.

Thức ăn cho lươn là các loại ốc bươu vàng, cá rô phi, giun đất. Sau khi xay nhuyễn, ông phối trộn với tỷ lệ 70% ốc, cá, giun, 30% bột. Mỗi lứa lươn ông nuôi từ 8 đến 10 tháng, dự kiến đến đầu tháng 9  sẽ cho thu được khoảng 6 tạ lươn thương phẩm, với giá từ 220 đến 250 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông thu lãi trên 100 triệu đồng.

Cùng với đó, ông Khương còn đầu tư nuôi 5 bể cá rô đầu vuông. Quân bình mỗi bể, ông thả nuôi 2 kg cá giống. Sau 2,5 tháng cho thu hoạch với trọng lượng từ 7 đến 8 con/kg.

Từ đầu năm đến nay ông xuất bán 3 lứa cá, thu hoạch được gần 8 tạ, với giá bán từ 44 đến 55 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông thu lãi gần 30 triệu đồng.

Ông Lê Văn Khương - Xã Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa:  " Con giống đầu tiên cũng nhập từ trong miền Nam về nhưng không hiệu quả lắm nên gia đình tôi tự phát triển lấy con giống. Con giống tôi thả xuống dưới ao, hồ sau đó bắt con non lên chăn nuôi trên bể "
Ông Lê Văn Khương - Xã Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa: "Con giống đầu tiên cũng nhập từ trong miền Nam về nhưng không hiệu quả lắm nên gia đình tôi tự phát triển lấy con giống. Con giống tôi thả xuống dưới ao, hồ sau đó bắt con non lên chăn nuôi trên bể"

Theo ông Khương, nuôi lươn, cá rô phi đầu vuông trong bể xi măng, mặc dù chi phí đầu tư cao nhưng bù lại có nhiều ưu điểm như: giảm công lao động, giảm chi phí, giảm diện tích, dễ vệ sinh, tiện dụng về khâu quản lý, chăm sóc, thu hoạch nên mang lại giá trị thu nhập cao.

Ngoài ra để phòng trừ dịch bệnh, tăng sức đề kháng cho lươn, cá ông tiến hành thay nước 1 ngày 1 lần nên đảm bảo môi trường nước, tránh dịch bệnh trên cá, lươn.

Ông Nguyễn Khắc Huy- Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa:  "Để tạo nguồn vốn cho gia đình mở rộng sản xuất nhân rộng mô hình, hội nông dân đã phối hợp với các ngân hàng như …tạo điều kiện cho các hộ vay vốn để mở rộng diệ tích mở rộng mô hình. 02’06: Từ hiệu quả mô hình ông Khương trong thời gian sắp tới hội nông dân sẽ đấu mỗi để nhân rộng mô hình đối với hội viên nông dân "
Ông Nguyễn Khắc Huy- Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa: "Để tạo nguồn vốn cho gia đình mở rộng sản xuất nhân rộng mô hình, hội nông dân đã phối hợp với các ngân hàng như …tạo điều kiện cho các hộ vay vốn để mở rộng diệ tích mở rộng mô hình. 02’06: Từ hiệu quả mô hình ông Khương trong thời gian sắp tới hội nông dân sẽ đấu mỗi để nhân rộng mô hình đối với hội viên nông dân"

Việc thay đổi phương thức nuôi lươn, cá trong bể xi măng, thích ứng với biến đổi khí hậu như gia đình ông Khương, ở xã Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa đã góp phần nâng cao giá trị trên 1 đơn vị diện tích. Để mở rộng quy mô sản xuất, sang năm 2021, ông Khương dự tính sẽ đầu tư, mở rộng thêm khoảng 200 m2 diện tích bể để nuôi lươn, cá rô nhằm tăng thu nhập cho gia đình.

Theo THNM 8/8/2020