Huyện Như Xuân dẫn đầu khu vực miền núi về số lượng sản phẩm OCOP

08:52 - 25/05/2022

(TTV)- Khắc phục điều kiện khó khăn của một địa phương vùng núi cao, đến nay, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đang là đơn vị dẫn đầu khu vực miền núi với 7 sản phẩm đạt chuẩn OCop cấp tỉnh. Chương trình đã và đang thu hút các chủ thể tham gia tích cực, góp phần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lợi thế vùng miền, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Hương bài là sản phẩm truyền thống của thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân. Trước đây, các hộ gia đình tự sản xuất nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ bấp bênh. Được huyện lựa chọn xây dựng sản phẩm Ocop, đầu năm 2021, 15 hộ làm hương của thị trấn Yên Cát đã thành lập hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hương Bài Như Xuân.

Hợp tác xã đã xây dựng nhà xưởng sản xuất tập trung với số lượng từ 35 - 40 vạn hương bài 1 tháng; đồng thời, đa dạng hóa mẫu mã, đổi mới tem nhãn, đáp ứng thị hiếu khách hàng. Năm 2021, sản phẩm hương bài Yên Cát được công nhận đạt chuẩn 3 sao Ocop cấp tỉnh.

Chị Lê Thị Hằng  Giám đốc HTX dịch vụ Nông nghiệp hương bài Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa  (Sắp tơí HTX có định hướng  thêm máy móc để đảm bảo 50 công nhân có việc làm quanh năm. HTX đi học hỏi thêm sản xuất thêm các loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện nay "
Chị Lê Thị Hằng- Giám đốc HTX dịch vụ Nông nghiệp hương bài Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa: "Sắp tơí HTX có định hướng thêm máy móc để đảm bảo 50 công nhân có việc làm quanh năm. HTX đi học hỏi thêm sản xuất thêm các loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện nay"

Triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, huyện Như Xuân đã xây dựng mục tiêu cụ thể từng năm để thực hiện. Huyện luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, tập huấn chương trình OCOP cho các đơn vị, chủ thể sản xuất trên địa bàn; tổ chức cho các chủ thể đi tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng sản phẩm Ocop trong và ngoài tỉnh.

Trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có tiềm năng để xây dựng thành sản phẩm OCOP, huyện Như Xuân đã hướng dẫn cho các chủ thể xây dựng phương án sản xuất- kinh doanh, thay đổi hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã. 

Huyện cũng phối hợp với các đơn vị tư vấn để  hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ, thủ tục theo quy định. Bên cạnh đó, Như Xuân cũng đã lồng ghép các chương trình để hỗ trợ, khuyến khích các đơn vị, chủ thể phát triển kinh tế, tham gia xây dựng sản phẩm OCop như: ưu tiên mở rộng quy mô đất đai cho các đơn vị sản xuất; hỗ trợ kinh phí làm nhãn mác, bao bì sản phẩm với mức  30 triệu đồng cho 1 sản phẩm...

 Ông Lê Tiến Đạt- Phó phòng Nông nghiệp huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa:  "Qua 3 năm triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm-Ocop trên địa bàn huyện, công tác tuyên truyền thực hiện tích cực; các chủ thể đã được tiếp cận với chương trình... 1p22- UBND huyện sẽ tiếp tục phối hợp với tổ chức tầm nhìn Thế giới hỗ trợ các chủ thể phương án sản xuất kinh doanh, tiếp cận làm hồ sư thủ tục liên quan để được công nhận sản phẩm Ocop.)
Ông Lê Tiến Đạt- Phó phòng Nông nghiệp huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa: "Qua 3 năm triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện, công tác tuyên truyền thực hiện tích cực; các chủ thể đã được tiếp cận với chương trình... UBND huyện sẽ tiếp tục phối hợp với tổ chức tầm nhìn Thế giới hỗ trợ các chủ thể phương án sản xuất kinh doanh, tiếp cận làm hồ sư thủ tục liên quan để được công nhận sản phẩm OCOP"

Sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, các sản phẩm của huyện Như Xuân đã mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, doanh thu tăng từ 20- 30%. Chương trình mỗi xã một sản phẩm của huyện Như Xuân đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh  gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Năm 2022, huyện Như Xuân đặt ra mục tiêu phấn đấu có thêm 3 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.

Theo Hương Hạnh- – Văn Tráng/THNM 25/5/2022