Khám phá sửng sốt về lớp vỏ Mặt trăng

08:02 - 17/01/2022

Nghiên cứu mới do Đại học Cambridge (Anh) dẫn đầu chỉ ra rằng, lớp vỏ của Mặt trăng ban đầu có thể là một đại dương "magma lỏng" bị đóng băng trong hàng trăm triệu năm.

 

Lớp vỏ của Mặt trăng ban đầu có thể là một đại dương  "magma lỏng ". Ảnh: NASA Goddard Space Flight Center
Lớp vỏ của Mặt trăng ban đầu có thể là một đại dương "magma lỏng". Ảnh: NASA Goddard Space Flight Center

Theo Sputnik News, lớp vỏ Mặt Trăng chủ yếu bao gồm ôxy, silic, magiê, sắt, canxi và nhôm, cùng với một số nguyên tố khác.

Các nhà khoa học đã tạo ra một mô hình mới về sự kết tinh, xem xét hành vi của đá mặt trăng trên Mặt trăng "magma lỏng" thời kỳ đầu với các tinh thể lơ lửng trong một thời gian dài khi magma đông cứng. 

Một số vùng nhất định trên bề mặt Mặt trăng được gọi là cao nguyên, được tạo thành từ những tảng đá tương đối nhẹ được gọi là anorthosite. Những tảng đá này hình thành trong thời kỳ sơ khai của Mặt trăng. Các anorthosite tương tự được hình thành do sự kết tinh magma có thể được tìm thấy trong các khoang magma đã hóa thạch trên Trái đất.

Đồng tác giả Chloé Michaut từ Pháp cho hay: "Kể từ kỷ nguyên Apollo, người ta cho rằng lớp vỏ Mặt Trăng được hình thành bởi các tinh thể anorthit nhẹ trôi nổi trên bề mặt đại dương magma lỏng, với các tinh thể nặng hơn đông đặc lại ở đáy đại dương. Mô hình 'nổi' này giải thích cách các cao nguyên mặt trăng có thể đã hình thành".

Các nhà khoa học cho biết, với phạm vi tuổi và thành phần của các anorthosite trên Mặt trăng, và những gì đã biết về cách các tinh thể lắng động trong magma đông đặc, lớp vỏ Mặt trăng hẳn phải hình thành thông qua một số cơ chế khác.

Việc ổn định của các tinh thể rất khó khăn trong điều kiện trọng lực Mặt trăng thấp, đặc biệt là khi đại dương magma khuấy động chúng một cách mạnh mẽ. Nhưng nếu chúng bị lơ lửng trong cái gọi là "crytal slurry", điều này sẽ làm cho nó dễ dàng hơn.

NGUYỄN HẠNH/Báo Lao Động