Khôi phục diện tích rừng bị đổ, gãy do mưa, lũ.

02:09 - 13/10/2018

(TTV) - Sau trận lũ, lụt vừa qua, đến nay, trong số 103 ha rừng trồng bị đổ, gãy, các đơn vị, địa phương đã trồng, chắm dặm được hơn 50 ha. Tuy nhiên do điều kiện địa hình đồi núi sạt lở nhiều, độ dốc lớn nên công tác khôi phục gặp nhiều khó khăn.

 

Là địa phương có nhiều diện tích rừng bị đổ, gãy thiệt hại từ 70 đến 80% sinh khối, ngay sau lũ, UBND huyện Thường Xuân đã chỉ đạo các xã và các đơn vị quản lý rừng trên địa bàn tăng cường công tác đôn đốc, cung ứng giống để nhân dân trồng bổ sung theo đúng kế hoạch đề ra. Sau gần 1 tháng, đến nay hơn 10 ha rừng bị hư hỏng, gãy đổ đã được khôi phục xong.

Ông Lê Minh Lương - Thôn Minh Ngọc, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân: Gia đình chúng tôi bị sạt lở đất nên cây bị gãy đổ, ngay sau đó được sự hướng dẫn của các đơn vị và địa phương gia đình đã khẩn trương trồng, chắm dặm lại toàn bộ diện tích lim và luồng.

Ông Lê Minh Lương - Thôn Minh Ngọc, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân: Gia đình chúng tôi bị sạt lở đất nên cây bị gãy đổ, ngay sau đó được sự hướng dẫn của các đơn vị và địa phương gia đình đã khẩn trương trồng, chắm dặm lại toàn bộ diện tích lim và luồng.

Cùng với huyện Thường Xuân, các địa phương khác như Lang Chánh, Như Thanh, Như Xuân, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành… cũng đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành công tác khôi phục rừng.

Ông: Đỗ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân: Chúng tôi đã bám sát địa bàn để kịp thời cùng các hộ dân thực hiện tốt công tác khôi phục cây trồng. Mặt khác, chúng tôi tăng cường cán bộ chỉ dẫn cho các hộ dân trồng lại rừng một mặt cũng chuẩn bị đầy đủ nguồn cây giống để cung ứng cho bà con.

Ông: Đỗ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân: Chúng tôi đã bám sát địa bàn để kịp thời cùng các hộ dân thực hiện tốt công tác khôi phục cây trồng. Mặt khác, chúng tôi tăng cường cán bộ chỉ dẫn cho các hộ dân trồng lại rừng một mặt cũng chuẩn bị đầy đủ nguồn cây giống để cung ứng cho bà con.

Báo cáo từ Chi cục lâm nghiệp Thanh Hoá cho biết các diện tích rừng bị đổ, gãy do bão chủ yếu là keo, bạch đàn, luồng và lim xanh, tuy nhiên đa số các diện tích này đều là rừng mới trồng nên công tác khôi phục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt tại huyện Mường Lát và Quan Hoá hầu hết các diện tích nằm ở khu vực sườn núi cao nên chưa thể tiến hành khôi phục lại được. Ở một số địa phương, các diện tích cây giống phục vụ trồng rừng trong những tháng còn lại của năm 2018 bị hư hỏng, gãy đổ đã làm tăng nguy cơ thiếu giống cây lâm nghiệp.

Hiện tại, các địa phương đang tăng cường liên hệ với các cơ sở chế biến lâm sản thu mua sản phẩm cho nhân dân đảm bảo về giá cả; lực lượng kiểm lâm tập trung tuần tra, kiểm tra ngăn chặn, xử lý kịp thời các đối tượng lợi dụng việc mưa bão để phá rừng, khai thác, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép.

Ông Nguyễn Đình Hải - Chi Cục trưởng Chi cục lâm nghiệp Thanh Hoá: Diện tích rừng bị đổ gãy chủ yếu là rừng sản xuất và cây phân tán, nếu không nhanh chóng trồng bổ sung sẽ gây sói mòn, sạt lở. Ngay sau bão chúng tôi đã tập trung kiểm kê, cử cán bộ xuống địa bàn triển khai đền bù đối với những diện tích thuộc diện được đền bù theo đúng qui định.

Ông Nguyễn Đình Hải - Chi Cục trưởng Chi cục lâm nghiệp Thanh Hoá: Diện tích rừng bị đổ gãy chủ yếu là rừng sản xuất và cây phân tán, nếu không nhanh chóng trồng bổ sung sẽ gây sói mòn, sạt lở. Ngay sau bão chúng tôi đã tập trung kiểm kê, cử cán bộ xuống địa bàn triển khai đền bù đối với những diện tích thuộc diện được đền bù theo đúng qui định.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, ngay sau đợt mưa lũ, Chi cục lâm nghiệp đã chủ động lập phương án chỉ đạo các Ban quản lý rừng phòng hộ, các trung tâm và công ty thực hiện ươm giống lâm nghiệp đạt chất lượng, số lượng phục vụ công tác trồng rừng vụ xuân 2018 - 2019 sắp tới đạt kế hoạch, chỉ tiêu đề ra./.

Thanh Hường – Đăng Tuyển.