Kiên định con đường chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng

20:48 - 04/09/2019

(TTV)- Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cơ bản, cốt lõi mà từ rất sớm đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta lựa chọn. Con đường đó đã được Đảng và nhân dân ta kiên trì, kiên định phấn đấu thực hiện suốt từ năm 1930 đến nay. Tầm quan trọng sống còn của mục tiêu, con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đối với dân tộc ta đã được kiểm nghiệm; tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội đã được khẳng định trong thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam. Thế nhưng, thời gian qua, một số người không có nhận thức đầy đủ hoặc có dụng ý xấu, cố tình xuyên tạc đường lối của Đảng ta, đã cho rằng, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh không hề nhắc đến con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, có người ngụy biện rằng việc Đảng Cộng sản Việt Nam kiên trì đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội là đi ngược lại ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Những luận điệu đó thực chất nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta, phủ định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta.

Nhằm phủ định con đường tiến lên CNXH mà Đảng ta, dân tộc ta đã kiên trì theo đuổi suốt gần 90 năm qua, các một số tổ chức, cá nhân đã đưa ra luận điệu “Chủ nghĩa Mác Lê – nin đã lỗi thời, bằng chứng là sự sụp đổ của CNXH tại Đông Âu mà đặc biệt là Liên Xô”.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu lý luận chính trị, quan điểm này là sự ngụy biện nguy hiểm, khi không xem xét hết những yếu tố cả về lý luận và thực tiễn, đặt trong bối cảnh lịch sử trong từng giai đoạn. Tính đúng đắn và phù hợp của con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã được khẳng định về mặt lịch sử, được luận giải rõ ràng về lý luận và được kiểm nghiệm về mặt thực tiễn. Vì con đường đó đã đưa nước ta từ một nước bị áp bức thành một nước độc lập, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người làm chủ. Đặc biệt, thành tựu của hơn 30 năm đổi mới đã đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Những thành tựu to lớn đó càng khẳng định đường lối đổi mới đất nước của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. 

PGS.TS – Nhà giáo Ưu tú Trần Văn Thức- Hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa, thể thao và du lịch:  "Đến khi đất nước thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là khi mà chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Đông Âu, khi Liên Xô được coi là thành trì vững chắc nhất của CNXH, trước sự khủng hoảng về mô hình thì các Đảng CS, giai cấp công nhân và nhân dân lao động không khỏi có sự dao động về lập trường, tư tưởng. Trong bối cảnh lịch sử ấy, Đảng ta đã vượt qua khó khăn, trên tài sản lý luận vô giá tư tưởng Hồ Chí Minh thì tại Đại hội toàn quốc 1991, sau này ĐH toàn quốc lần thứ 9, lần thứ 11 thì Đảng ta đã xây dựng 1 Cương lĩnh chính trị mới phù hợp với thực tế, vạch ra đường hướng của cách mạng Việt Nam từ CM dân chủ nhân dân, đến CM XHCN. Xét về mặt thực tiễn, chúng ta có thể thấy sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu, Liên Xô là sự sụp đổ của 1 mô hình bộc lộ sự trì trệ, chưa đúng đắn, khoa học đúng như những gì học thuyết Mác Lê Nin đã vạch ra. Cái mà CNXH đang hiện hữu ở một số nước trên thế giới, cùng với công cuộc đổi mới, cải cách đem lại thành tựu to lớn, chúng ta đang hướng tới một cái mô hình CNXH đích thực ".
PGS.TS – Nhà giáo Ưu tú Trần Văn Thức- Hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa, thể thao và du lịch: "Đến khi đất nước thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là khi mà chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Đông Âu, khi Liên Xô được coi là thành trì vững chắc nhất của CNXH, trước sự khủng hoảng về mô hình thì các Đảng CS, giai cấp công nhân và nhân dân lao động không khỏi có sự dao động về lập trường, tư tưởng. Trong bối cảnh lịch sử ấy, Đảng ta đã vượt qua khó khăn, trên tài sản lý luận vô giá tư tưởng Hồ Chí Minh thì tại Đại hội toàn quốc 1991, sau này ĐH toàn quốc lần thứ 9, lần thứ 11 thì Đảng ta đã xây dựng 1 Cương lĩnh chính trị mới phù hợp với thực tế, vạch ra đường hướng của cách mạng Việt Nam từ CM dân chủ nhân dân, đến CM XHCN. Xét về mặt thực tiễn, chúng ta có thể thấy sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu, Liên Xô là sự sụp đổ của 1 mô hình bộc lộ sự trì trệ, chưa đúng đắn, khoa học đúng như những gì học thuyết Mác Lê Nin đã vạch ra. Cái mà CNXH đang hiện hữu ở một số nước trên thế giới, cùng với công cuộc đổi mới, cải cách đem lại thành tựu to lớn, chúng ta đang hướng tới một cái mô hình CNXH đích thực".

Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng là một trong những niềm đau đáu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời làm Cách mạng.

Ở đâu, lúc nào, trong hoàn cảnh nào, Người cũng mong muốn cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Thế nhưng, có những đối tượng cơ hội đã xuyên tạc ý nguyện của Người trong bản Di chúc Người để lại trước lúc đi xa, cho rằng Bác không hề nhắc đến việc tiến lên CNXH.  Đây là suy diễn vô căn cứ, với âm mưu thâm độc, hòng làm lung lay ý chí, niềm tin và tình đoàn kết của người dân Việt Nam.

Ông Hoàng Bá Tường- Phó trưởng Ban Tuyên giáo, Tỉnh ủy Thanh Hóa:  "Trong bản Di chúc của Bác, đoạn nói về Đoàn viên thanh niên, Người viết “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên”. Bản Di chúc gồm 6 phần, thì phần nào viết cho đối tượng nào, Người cũng bày tỏ mong muốn nhân dân được chăm sóc, đất nước được phồn vinh, hạnh phúc. Mà đây là mục tiêu lý tưởng cao cả của Chủ nghĩa xã hội – nơi xóa bỏ chế độ người bóc lột người, dân chúng ai cũng được ấm no, ai cũng được học hành. Như vậy, có thể nói, dù không nhắc đến nhiều lần cụm từ “chủ nghĩa xã hội”, nhưng bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện xuyên suốt tính kiên định, mong mỏi đất nước Việt Nam tiến lên CNXH "
Ông Hoàng Bá Tường- Phó trưởng Ban Tuyên giáo, Tỉnh ủy Thanh Hóa: "Trong bản Di chúc của Bác, đoạn nói về Đoàn viên thanh niên, Người viết “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên”. Bản Di chúc gồm 6 phần, thì phần nào viết cho đối tượng nào, Người cũng bày tỏ mong muốn nhân dân được chăm sóc, đất nước được phồn vinh, hạnh phúc. Mà đây là mục tiêu lý tưởng cao cả của Chủ nghĩa xã hội – nơi xóa bỏ chế độ người bóc lột người, dân chúng ai cũng được ấm no, ai cũng được học hành. Như vậy, có thể nói, dù không nhắc đến nhiều lần cụm từ “chủ nghĩa xã hội”, nhưng bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện xuyên suốt tính kiên định, mong mỏi đất nước Việt Nam tiến lên CNXH"

Có thể khẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vừa là mục tiêu cơ bản của cách mạng, vừa là lợi ích căn bản của quốc gia và là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta, đặc biệt được nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội lần thứ XII. 

Việc kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên nắm vững và thực hiện có hiệu quả hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; coi trọng kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh và đối ngoại; kiến tạo và giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; đồng thời kiên quyết đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực phản động, thù địch.

Theo Thời sự tối 4/9/2019