Mô hình phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón

18:32 - 22/11/2023

Tái chế rác hữu cơ đang được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt, tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho cây trồng. Nắm bắt xu thế đó, 3 năm qua, Trường Đại học Hồng Đức đã phối hợp với Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 triển khai mô hình phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón cho người dân trên địa bàn thị xã Nghi Sơn.

Gần 100 hộ dân trên địa bàn thị xã Nghi Sơn đã được tập huấn và thực hành làm phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp. Các hộ đã được dự án cấp hơn 1.500 thùng đựng rác và phân loại rác thải. Đồng thời, được cán bộ kỹ thuật chuyển giao, hướng dẫn cách sử dụng men vi sinh tái chế rác thải hữu cơ thành phân bón theo quy trình, đảm bảo đến khi người dân có thể tự làm.

Mô hình phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón- Ảnh 1.

Đến nay, hầu hết các hộ dân tham gia mô hình đều áp dụng tốt, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ, giảm chi phí sản xuất nông nghiệp.

Tiến sỹ Mai Thành Luân, Giảng viên Khoa Nông Lâm Ngư nghiệp - Trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa

Cùng với tái chế rác thải hữu cơ thành phân bón, các hộ dân tham gia mô hình dự án còn được hướng dẫn làm chế phẩm sinh học để khử mùi hôi chuồng trại, làm thuốc trừ sâu sinh học từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Ông Lê Hữu Dựa, Phường Tĩnh Hải, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đây là chương trình rất hữu ích cho nông dân chúng tôi, cho môi trường và xã hội nói chung. Chúng ta cần nhân rộng và phát huy mô hình này".

Mô hình phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón- Ảnh 2.

Mô hình này không chỉ mang lại lợi ích cho người dân mà còn góp phần cùng các địa phương giải quyết khó khăn trong xử lý rác thải, xây dựng môi trường nông thôn sạch, đẹp, trong lành.

Nguồn: Bản tin Thời sự 18h30 ngày 22/11/2023