Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về du lịch

03:12 - 09/07/2018

(TTV) - Từ năm 2015 đến nay, du lịch Thanh Hóa có sự phát triển vượt bậc, đóng góp tích cực cho nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, để hướng tới xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết mà trước mắt là công tác quản lý nhà nước về du lịch.

 

Nhờ sự nỗ lực đầu tư và kêu gọi đầu tư của tỉnh, cơ sở hạ tầng du lịch trong tỉnh đã có bước thay đổi đột phá, tạo nên diện mạo mới cho nhiều khu du lịch của tỉnh, nhất là các khu du lịch biển. Nhờ đó, lượng du khách đến Thanh Hóa ngày một tăng. Riêng năm 2017, các khu du lịch biển đã đón được 5,1 triệu lượt khách, chiếm 73% tổng lượng khách và 70% doanh thu từ du lịch của cả tỉnh.

 Bà Vương Thị Hải Yến (Phó Gián đốc Sở VHTT&DL Thanh Hóa) cho biết:  "Sản phẩm du lịch biển đã có những kết quả tương đối rõ rệt. Còn lại, sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh và cộng đồng, tỉnh cũng đã có chỉ đạo, có chính sách hỗ trợ tôn tạo di tích, hỗ trợ các huyện miền núi có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Bước đầu du lịch cộng đồng đang được các nhà đầu tư quan tâm, người dân và chính quyền địa phương ủng hộ, đồng hành, bước đầu thu hút du khách "
Bà Vương Thị Hải Yến (Phó Gián đốc Sở VHTT&DL Thanh Hóa) cho biết: "Sản phẩm du lịch biển đã có những kết quả tương đối rõ rệt. Còn lại, sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh và cộng đồng, tỉnh cũng đã có chỉ đạo, có chính sách hỗ trợ tôn tạo di tích, hỗ trợ các huyện miền núi có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Bước đầu du lịch cộng đồng đang được các nhà đầu tư quan tâm, người dân và chính quyền địa phương ủng hộ, đồng hành, bước đầu thu hút du khách"

Giai đoạn 2015-2017, Thanh Hóa đã đón được trên 18,8 triệu lượt khách, tăng 15,6%/ năm; doanh thu đạt gần 19,5 nghìn tỷ đồng, tăng 29,4%/năm, vượt kế hoạch đề ra. Du lịch Thanh Hóa đã và đang từng bước khẳng định được vị trí trọng điểm trên bản đồ du lịch Việt Nam, tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách.

Du khách Đặng Lan Phương (Thành phố Hà Nội) nói: "Sầm Sơn thay đổi rất nhiều, từ các loại dịch vụ, tiếp đón…đều tốt hơn". Du khách Nguyễn Thành Long (Thành phố Hà Nội) cũng cho biết: "Sầm Sơn càng ngày càng hoàn thiện về chất lượng dịch vụ. Ở phía Bắc người ta chọn đi Sầm Sơn nhiều"

 Bà Vương Thị Hải Yến (Phó Gián đốc Sở VHTT&DL Thanh Hóa) cho biết:  "Sản phẩm du lịch biển đã có những kết quả tương đối rõ rệt. Còn lại, sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh và cộng đồng, tỉnh cũng đã có chỉ đạo, có chính sách hỗ trợ tôn tạo di tích, hỗ trợ các huyện miền núi có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Bước đầu du lịch cộng đồng đang được các nhà đầu tư quan tâm, người dân và chính quyền địa phương ủng hộ, đồng hành, bước đầu thu hút du khách "

 Bà Vương Thị Hải Yến (Phó Gián đốc Sở VHTT&DL Thanh Hóa) cho biết:  "Sản phẩm du lịch biển đã có những kết quả tương đối rõ rệt. Còn lại, sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh và cộng đồng, tỉnh cũng đã có chỉ đạo, có chính sách hỗ trợ tôn tạo di tích, hỗ trợ các huyện miền núi có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Bước đầu du lịch cộng đồng đang được các nhà đầu tư quan tâm, người dân và chính quyền địa phương ủng hộ, đồng hành, bước đầu thu hút du khách "

 Bà Vương Thị Hải Yến (Phó Gián đốc Sở VHTT&DL Thanh Hóa) cho biết:  "Sản phẩm du lịch biển đã có những kết quả tương đối rõ rệt. Còn lại, sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh và cộng đồng, tỉnh cũng đã có chỉ đạo, có chính sách hỗ trợ tôn tạo di tích, hỗ trợ các huyện miền núi có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Bước đầu du lịch cộng đồng đang được các nhà đầu tư quan tâm, người dân và chính quyền địa phương ủng hộ, đồng hành, bước đầu thu hút du khách "

 

 

Mặc dù đạt được những kết quả rất tích cực, nhưng du lịch Thanh Hóa vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Một số khu, điểm du lịch chưa được khai thác hiệu quả. Du lịch biển được xác định là sản phẩm mũi nhọn nhưng chưa khắc phục được tính mùa vụ, chưa xây dựng được sản phẩm, sự kiện tạo thương hiệu riêng, nên thời gian lưu trú của du khách ngắn, khách quốc tế chiếm tỉ trọng thấp. Các khu, điểm du lịch văn hóa, tâm linh chủ yếu thu hút khách vào mùa lễ hội và các ngày lễ, tết. Các điểm du lịch sinh thái cộng đồng phần lớn phát triển tự phát, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu của du khách nên hiệu quả kinh doanh chưa cao, sự kết nối giữa các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh chưa được thực hiện thường xuyên…

Bên cạnh đó, tiến độ lập quy hoạch các khu du lịch còn chậm so với kế hoạch. Không ít doanh nghiệp được giao đất nhưng kéo dài thời gian nhiều năm không thực hiện dự án đầu tư hoặc đầu tư chậm tiến độ…làm ảnh hướng trực tiếp đến việc tiếp cận, khai thác các điểm đến.

Thời gian tới, nếu các hạn chế, yếu kém này chậm được khắc phục, xử lý thì mục tiêu về Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020 rất khó đạt được./.

https://www.youtube.com/watch?v=CO2QV4-A4so

Cẩm Tú – Đăng Tuyển