Nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại thuốc diệt cỏ cháy

11:37 - 22/06/2018

(TTV)- Ngày 8/2/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã Quyết định đến năm 2019, loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4D và Paraquat ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, các loại thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất này vẫn được bán và sử dụng tràn lan trên địa bàn tỉnh.

Đã thành thói quen, cứ bắt đầu vào vụ sản xuất, ông Nguyễn Văn Vinh, thôn Hòa Bình, xã Thịnh Lộc, huyện Hậu Lộc lại mua thuốc diệt cỏ cháy Paraquat để phun diệt cỏ ven ruộng.

Theo ông, thuốc diệt cỏ này rất hiệu quả, nhanh gọn, chỉ phun 1 lần cả vụ không phải làm cỏ và ông cũng không biết nó có tác hại gì?

Ông Nguyễn Văn Vinh  Thôn Hòa Bình, xã Thịnh Lộc, huyện Hậu Lộc  ( Thấy họ bán ở đại lý nên sau vụ cấy lại mùa về phun ở rìa bờ và cả ruộng, các hộ dân ở đây vẫn cứ phun đều vậy chứ không biết tác hại của thuốc cỏ này, nếu biết tác hại của nó lại không dùng nữa ".
Ông Nguyễn Văn Vinh Thôn Hòa Bình, xã Thịnh Lộc, huyện Hậu Lộc: "Thấy họ bán ở đại lý nên sau vụ cấy lại mùa về phun ở rìa bờ và cả ruộng, các hộ dân ở đây vẫn cứ phun đều vậy chứ không biết tác hại của thuốc cỏ này, nếu biết tác hại của nó lại không dùng nữa".

Ông Đỗ Xuân Thảo, hộ kinh doanh thuốc, vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Thọ Xuân cho biết: Dù đã được biết về việc loại bỏ loại thuốc thuốc diệt cỏ chứa hoạt chất 2.4 D và paraquat nhưng người dân có nhu cầu sử dụng nên dân ông vẫn bán.

Đại lý thuốc bảo vệ thực vật Thảo Liên, huyện Thọ Xuân:  "Trong nhiều năm bà con vẫn cứ sử dụng để giảm sức lao động, theo chỉ thị của nhà nước từ nay đến năm 2019 những loại thuốc cấm thì chúng tôi cũng không bán nữa ".
Ông Đỗ Xuân Thảo- Đại lý thuốc bảo vệ thực vật Thảo Liên, huyện Thọ Xuân: "Trong nhiều năm bà con vẫn cứ sử dụng để giảm sức lao động, theo chỉ thị của nhà nước từ nay đến năm 2019 những loại thuốc cấm thì chúng tôi cũng không bán nữa".

 

Khảo sát ở  một số địa phương cho thấy, tình trạng sử dụng thuốc diệt cỏ cháy trong trồng trọt vẫn khá phổ biển, nhất là ở các vùng trồng cây công nghiệp. Đáng chú ý, hầu hết người dân đều không biết đến tác hại của loại thuốc này, một số người có biết nhưng do tiện lợi nên vẫn dùng để thay thế sức lao động.

Tình trạng sử dụng thuốc diệt cỏ cháy trong trồng trọt vẫn khá phổ biển, nhất là ở các vùng trồng cây công nghiệp. 

Hoạt chất 2.4 D và Paraquat khi hấp thụ vào đất phải mất thời gian phân hủy từ 7- 20 năm, được xếp vào nhóm rất độc với thủy sinh, để lại hậu quả lâu dài đến môi trường. Khi con người tiếp xúc trực tiếp có khả năng gây ngộ độc mạnh, đột biến tế bào và dị dạng cơ thể người, kích thích tế bào ung thư phát triển…

Các loại thuốc diệt cỏ cháy có nhiều tác hại đến môi trường cũng như sức khỏe của con người.

Để loại bỏ hoàn toàn loại thuốc có chứa hoạt chất này, các ngành chức năng và  chính quyền địa phương cần tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của thuốc diệt cỏ cháy, hướng người dân sử dụng phương pháp làm cỏ thủ công kết hợp với thuốc trừ cỏ có nguồn gốc sinh học nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe con người.

Hương Hạnh- Minh Tâm