Nâng cao ý thức tuân thủ Luật giao thông đường sắt

10:41 - 05/06/2018

(TTV)- Những ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã liên tiếp thông tin về tình hình tai nạn đường sắt và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc tìm nguyên nhân xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy: dù nguyên nhân để xảy ra tai nạn là do sự thiếu trách nhiệm của nhân viên ngành đường sắt, hay kết cấu hạ tầng đường sắt còn những bất cập, thì hơn hết vẫn là ý thức tự giác tuân thủ quy định pháp luật của người tham gia giao thông khi đi qua vị trí đường ngang giao cắt với đường sắt.

Người lái xe ô tô tải này thường xuyên di chuyển qua đường ngang xã Hà Bình, huyện Hà Trung. Dù thận trọng quan sát trước khi di chuyển qua đường ngang, nhưng mỗi lần qua đây là một lần lo sợ bị tàu đâm.

Lái xe Ngô Tiến Quảng- Xã Hà Bình, huyện Hà Trung cho biết: "Tôi thường xuyên đi qua đường ngang này. Nói chung đi qua đường ngang rất lo mất an toàn. Nếu qua đường thấy an toàn thì mới đi qua".

Thế nhưng, số người chấp hành quy định Luật đường sắt khi lưu thông qua các vị trí này lại không nhiều. Nhiều người khi lưu thông qua điểm giao cắt với đường sắt đều không chú ý đến các thiết bị cảnh báo. Thậm chí còn chủ quan phó mặc sự an toàn tính mạng của mình vào những nhân viên gác chắn.

Thời gian qua, Công ty cổ phần quản lý đường sắt Thanh Hóa đã phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn tại vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Nhưng nhìn chung tính khả thi của những giải pháp này chưa cao. Trong số 20 vụ tai nạn và sự cố đường sắt xảy ra trong năm 2017 qua địa bàn tỉnh, có tới 5 vụ xảy ra tại đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt.

Trong số 20 vụ tai nạn và sự cố đường sắt xảy ra trong năm 2017 qua địa bàn tỉnh, có tới 5 vụ xảy ra tại đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt. 

Nguyên nhân được xác định là do người tham gia giao thông khi lưu thông qua vị trí giao cắt với đường sắt không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu. Từ thực tế này cho thấy: việc bố trí người gác, biển báo cảnh giới và rào chắn chỉ là giải pháp phòng ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn.

Người tham gia giao thông khi lưu thông qua vị trí giao cắt với đường sắt
thường rất chủ quan.

Quan trọng nhất vẫn ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định pháp luật, nếu không tai nạn giao thông đường sắt vẫn tiếp tục xảy ra.

Khánh Huyền- Đức Anh