Người dân xã đảo Nghi Sơn khó khăn trong việc ứng phó với mưa bão, sạt lở đất

08:12 - 23/09/2018

(TTV) - Xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia có tổng diện tích tự nhiên hơn 327 ha nhưng chỉ có 18ha đất thổ cư, còn lại là đồi núi. Diện tích đất chật hẹp, lại đang từng ngày bị xâm thực, xói mòn, khiến cho việc di dời người dân khỏi những vùng nguy hiểm mỗi khi có mưa bão tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn.

 

Thôn Bắc Sơn, xã Nghi Sơn có 230 hộ dân, nhưng có tới 190 hộ nằm sát mép nước. Đây là nơi đầu tiên trên đảo chịu ảnh hưởng khi có bão vào. Hiện nay, biển đã xâm thực vào đất liền khu vực này 4 m, toàn bộ đường kè đá phía ngoài đã bị hư hỏng. Khi có bão từ cấp 9 đến cấp 12 kèm theo triều cường thì nước sẽ dâng cao và sóng biển phủ trùm lên các nóc nhà tới 3-4m.

Ông Trần Văn Tiến, thôn Bắc Sơn, xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia: Gia đình chúng tôi sinh sống ở đây 20 năm rồi, chịu bao nhiêu cơn bão, nhiều cơn nhà cửa bị sụp đổ rồi. Gia đình cảm thấy rất khổ. Khi gió mùa hoặc thiên tai ập đến, đôi lúc gia đình trở tay không kịp.

Ông Trần Văn Tiến, thôn Bắc Sơn, xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia: Gia đình chúng tôi sinh sống ở đây 20 năm rồi, chịu bao nhiêu cơn bão, nhiều cơn nhà cửa bị sụp đổ rồi. Gia đình cảm thấy rất khổ. Khi gió mùa hoặc thiên tai ập đến, đôi lúc gia đình trở tay không kịp.

Mỗi khi có mưa bão cấp 9-12, 190 hộ dân với gần 700 nhân khẩu sẽ được đưa vào điểm tập trung là các nhà văn hóa thôn, nhưng các nhà văn hóa thôn lại chật hẹp, xuống cấp, mà số hộ lại lớn khiến công tác di dân gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Trần Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia: Khi có bão cấp 9 -10 đổ bộ vào phương án di dân là khó. Thứ nhất, là con đường giao thông vì Nghi Sơn chỉ có một đường chính, còn lại là đường mòn dành cho người đi bộ. Nhà văn hóa các thôn gần biển, cũng không đảm bảo an toàn cho di dân đến nhà văn hóa.

Ông Trần Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia: Khi có bão cấp 9 -10 đổ bộ vào phương án di dân là khó. Thứ nhất, là con đường giao thông vì Nghi Sơn chỉ có một đường chính, còn lại là đường mòn dành cho người đi bộ. Nhà văn hóa các thôn gần biển, cũng không đảm bảo an toàn cho di dân đến nhà văn hóa.

Thời tiết ngày càng cực đoan và diễn biến phức tạp. Bên cạnh nguy cơ thường xuyên phải hứng chịu bão lớn, người dân xã đảo Nghi Sơn còn phải đối diện với tình trạng nước biển dâng. Lúc này, điều mà chính quyền và nhân dân Nghi Sơn mong muốn nhất là được hỗ trợ về kinh phí để đầu tư xây dựng một con đường cứu hộ cứu nạn và những căn nhà tránh trú bão cho nhân dân khi có tình huống khẩn cấp xảy ra để giảm thiểu thiệt hại do mưa, bão.

Kim Dung – Sỹ Thảo