Nhiều hộ dân trong khu vực rừng phòng hộ không có đất sản xuất

20:46 - 09/07/2019

(TTV) - H iện nay, người dân trong khu vực quản lý của các Ban quản lý rừng phòng hộ đang đối mặt với tình trạng thiếu đất sản xuất. Nguyên nhân chính được xác định là do quỹ đất rừng sản xuất có hạn, trong khi số hộ gia đình ngày càng tăng lên, đã tạo áp lực cho chính quyền địa phương trong việc đảm bảo đất cho người dân sản xuất để thoát nghèo. Thực tế của các hộ dân sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ Sông Đằn ở huyện Thường Xuân là tình trạng chung đang diễn ra ở hầu hết các khu vực rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh.

 

Đã hơn 15 năm ra ở riêng, nhưng gia đình chị Cầm Thị Huệ không có một tài sản gì đáng giá ngoài căn nhà sàn trống trước thủng sau. Dù bước chân ra khỏi nhà là đất rừng, nhưng gia đình chị cũng không có một mảnh đất sản xuất nào. Nhà 6 miệng ăn, 4 con nhỏ, trong đó đứa nhỏ nhất bị bệnh tim bẩm sinh, ốm đau quặt quẹo, không biết bấu víu vào đâu để thoát nghèo, khi mà tư liệu sản xuất tối cần thiết đối với người nông dân như chị là đất sản xuất lại không có.
Đã hơn 15 năm ra ở riêng, nhưng gia đình chị Cầm Thị Huệ không có đất sản xuất.

Đã hơn 15 năm ra ở riêng, nhưng gia đình chị Cầm Thị Huệ không có một tài sản gì đáng giá ngoài căn nhà sàn trống trước thủng sau. Dù bước chân ra khỏi nhà là đất rừng, nhưng gia đình chị cũng không có một mảnh đất sản xuất nào. Nhà 6 miệng ăn, 4 con nhỏ, trong đó đứa nhỏ nhất bị bệnh tim bẩm sinh, ốm đau quặt quẹo, không biết bấu víu vào đâu để thoát nghèo, khi mà tư liệu sản xuất tối cần thiết đối với người nông dân như chị là đất sản xuất lại không có.

Bà Vi Thị Tỵ là mẹ chồng của chị Huệ. Bà có 7 người con, nhưng khi con cái lập gia đình, bà không hồi môn được một ít đất nào cho con. Vì chính bản thân bà cũng không có đất sản xuất.
Bà Vi Thị Tỵ là mẹ chồng của chị Huệ cũng không có đất sản xuất.


Bà Vi Thị Tỵ là mẹ chồng của chị Huệ. Bà có 7 người con, nhưng khi con cái lập gia đình, bà không hồi môn được một ít đất nào cho con. Vì chính bản thân bà cũng không có đất sản xuất.

Thôn Hợp Nhất, xã Luận Khê, huyện Thường Xuân nằm trọn trong khu vực rừng phòng hộ sông Đằn. Thôn có gần 100 hộ thì có 16 hộ không có đất sản xuất; các hộ còn lại đa phần không đủ diện tích để sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu là do quỹ đất sản xuất không tăng, nhưng số hộ gia đình mới ngày một tăng.

Lãnh đạo xã Luận Khê cho rằng, tình trạng thiếu đất sản xuất đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc thoát nghèo cho người dân trong xã. Bởi ở khu vực này, người dân chủ yếu trông vào kinh tế đồi rừng. Do vậy, về lâu dài, cần có một chủ trương phù hợp để tăng quỹ đất rừng sản xuất cho người dân. Và xét về sâu xa, thì đây cũng là biện pháp hiệu quả để tăng độ che phủ và bảo vệ rừng.

Thực tế, tại khu vực miền núi, người dân đang thiếu đất sản xuất do phần lớn diện tích đất rừng sản xuất đã được giao cho các nông lâm trường, các công ty lâm nghiệp hoặc các ban quản lý rừng. Trong khi đó, nhân lực của các đơn vị này có hạn, nên nhiều diện tích không được khai thác, phát huy tối đa. Còn người dân thì lại không có đất, phải thuê khoán. Do vậy, cần phải có sự tính toán lại quy hoạch và việc giao đất rừng sản xuất, vừa để đảm bảo cuộc sống của người dân được ổn định và phát triển; vừa đẩy nhanh tốc độ che phủ rừng và bảo vệ rừng hiệu quả.

Theo Bản tin thời sự tối/TTV