Những lý do bạn nên nằm ngửa khi ngủ

10:01 - 24/10/2021

Những lý do khiến bạn nằm ngửa khi ngủ có thể giải quyết được các vấn đề về giấc ngủ của bạn.

Có thể giảm đau lưng và cổ

Ngủ ngửa giúp giảm áp lực lên cột sống của bạn. Việc cho cột sống của bạn nghỉ ngơi bằng cách nằm ngửa, sử dụng gối để tạo sự thoải mái và duy trì đường cong tự nhiên của cột sống sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Lưu ý rằng nằm ngửa khi ngủ, đặt hai tay ở hai bên hoặc đặt trên ngực cũng là cách tốt nhất để ngăn ngừa cơn đau.

Có thể giảm mụn

Rửa mặt, giảm tiêu thụ đường là những giải pháp thường để có làn da sạch. Vỏ gối thấm hút bã nhờn trên da và tóc cũng như cặn sản phẩm, những chất này dễ dàng chuyển sang mặt trong khi ngủ. Điều này có thể góp phần gây ra các vấn đề về da như: mụn đầu đen; mụn đầu trắng; mẩn đỏ và kích ứng.

Nằm ngửa giữ khuôn mặt tránh xa áo gối là giải pháp giúp bạn tránh xa bụi bẩn và dầu gây kích ứng da.

 

 Ngủ ngửa giúp giảm áp lực lên cột sống của bạn. Ảnh minh họa. Đồ họa: B.C

Có thể ngăn ngừa nếp nhăn và đường nhăn

Khi ngủ trên mặt của bạn có thể bị chèn ép, có thể gây kích ứng da của bạn, dẫn đến các nếp nhăn. Khi mặt bạn trực tiếp đặt lên gối, ma sát có thể gây ra nếp nhăn. Khi ngủ ngửa, bạn tránh tiếp xúc mặt với gối và giữ cho cổ thẳng, ngăn ngừa sự phát triển sớm hoặc hình thành các nếp nhăn.

Có thể làm giảm tích tụ trong xoang

Nằm kê đầu cao hơn tim sẽ giúp giảm nghẹt mũi và ngăn ngừa tắc nghẽn đường mũi. Khi cúi đầu xuống, chất nhầy đọng lại trong xoang.

Nếu bạn nâng đầu lên, trọng lực sẽ giúp thoát chất nhầy và giữ cho đường thở của bạn thông thoáng.

Có thể cải thiện hơi thở

Nếu bạn đang nằm sấp hoặc nằm nghiêng, bạn có thể đang bó hẹp không gian thở của mình. Cơ hoành là cơ chịu trách nhiệm thở và việc nén nó sẽ làm cho hơi thở của bạn nông hơn. Nhiều nghiên cứu đã liên kết việc thở sâu bằng cơ hoành khi thức dậy với: giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, cải thiện khoảng chú ý

Lưu ý rằng hít thở sâu và chậm dẫn đến sản xuất melatonin, một loại hormone thúc đẩy thư giãn, gây ngủ và tăng hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm.

Theo Báo Lao động