Những nét phong tục tập quán hấp dẫn tại Hội chợ Xuân huyện Quan Sơn năm 2019

18:28 - 14/03/2019

(TTV) - Khách du lịch đến với hội chợ Xuân Quan Sơn năm 2019 không chỉ được chiêm ngưỡng những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân tộc thiểu số nơi đây, mà còn được hòa mình vào không khí văn hóa với những điệu múa mềm mại uyển chuyển...

 

Chiều 14/3, Hội chợ Xuân năm 2019 đã được tổ chức tại Trường THCS - Dân tộc nội trú Quan Sơn.
Chiều 14/3, Hội chợ Xuân năm 2019 đã được tổ chức tại Trường THCS - Dân tộc nội trú Quan Sơn.

 

Ngoài sự uyển chuyển đẹp mắt, điệu múa sạp luôn thu hút được nhiều sự quan tâm của khách du lịch bởi cả sự thú vị của nó. Múa sạp trông có vẻ đơn giản, nhưng với người mới tham gi mà chưa quen với nhịp điệu cả sạp và nhạc thì rất khó để vượt qua được những thanh sạp luôn di chuyển dưới chân.
Ngoài sự uyển chuyển đẹp mắt, điệu múa sạp luôn thu hút được nhiều sự quan tâm của khách du lịch bởi cả sự thú vị của nó. Múa sạp trông có vẻ đơn giản, nhưng với người mới tham gia mà chưa quen với nhịp điệu cả sạp và nhạc thì rất khó để vượt qua được những thanh sạp luôn di chuyển dưới chân.

 

 

Đây là Luống giã gạo - một vật dụng không thể thiếu trong đời sống người bản địa nơi đây trước kia.
Đây là Luống giã gạo - một vật dụng không thể thiếu trong đời sống người bản địa nơi đây trước kia.

 

Chị Vi Thị Khần (thị trấn Qua Sơn, huyện Quang Sơn) cho biết:
Chị Vi Thị Khần (thị trấn Quan Sơn, huyện Quanq Sơn) cho biết: "Luống và chày là vật dụng mà trước đây nhà nào cũng có, bởi nếu không có luống giã gạo thì không có cái ăn. Trẻ lên 10 tuổi nhiều em đã giã gạo thạo tay, khi bản làng hay nhà nào có việc, tổ chức liên hoan ăn uống thì trai gái trong làng sẽ tập trung giã gạo làm cơm ăn". Giờ đây khi đã có máy xát gạo, nhiều gia đình vẫn giữ lại luống trong nhà như muốn giữ lại một nét văn hóa của cha ông để lại.

 

Cồng chiêng cũng là một nét văn hóa không thể bỏ lỡ khi ghé qua Quan Sơn.
Cồng chiêng cũng là một nét văn hóa không thể bỏ lỡ khi ghé qua Quan Sơn.

 

Chị Lương Thị Dình (Người dân tộc Thái đang sinh sống tại thị xã Quan Sơn) cho biết: Ngày cưới hỏi hay lễ Tết thì làng hay tổ chức đánh chiêng, một giàn chiêng thường gồm 1 trống cái đánh nhịp do một người con trai đánh và 3 chiêng tương ứng với 3 nốt nhạc o một người con gái đánh. Chiêng càng to tiếng càng trầm, còn chiêng càng nhỏ thì tiếng càng thanh. Người được chọn đánh cồng chieng cho nhwungx lễ hội trong làng thường là nam thanh nữ tú tuổi từ 16 đến 20.
Chị Lương Thị Dình (Người dân tộc Thái đang sinh sống tại thị xã Quan Sơn) cho biết: Ngày cưới hỏi hay lễ Tết thì làng hay tổ chức đánh chiêng, một giàn chiêng thường gồm 1 trống cái đánh nhịp do một người con trai đánh và 3 chiêng tương ứng với 3 nốt nhạc do một người con gái đánh. Chiêng càng to tiếng càng trầm, còn chiêng càng nhỏ thì tiếng càng thanh. Người được chọn đánh cồng chiêng cho những lễ hội trong làng thường là nam thanh nữ tú tuổi từ 16 đến 20.

 

 
Khu vực các gian hàng ẩm thực khiến khách du lịch vô cùng hào hứng và thích thú

 

 
Với gia vị tẩm ướp của núi rừng, thịt nướng, cá nướng và cơm lam có mùi thơm phưng phức. Việc hoàn toàn sử dụng lá chuối, lá dong, dây leo...để gói buộc đồ ăn khi mua bán tạo cho du khách một cả giác vừa thân thiện với môi trường, vừa gần gũi với thiên nhiên.

Hội chợ Xuân Quan Sơn thường được tổ chức mỗi năm một lần. Nếu du khách nào ghé qua Quan Sơn tron những ngày ra Tết ấm áp như hiện nay, thì việc tham quan và trải nghiệm tại Hội chợ Xuân là một lựa chọn khó có thể bỏ qua.

Khánh Linh