Những nguy cơ đối với trẻ em trên môi trường mạng Internet

19:30 - 05/12/2019

(TTV)-Cách đây không lâu, tại thành phố Hồ Chí Minh xảy ra trường hợp một cháu bé 7 tuổi suýt tử vong vì làm theo clip dạy treo cổ trên mạng xã hội. Câu chuyện này lại một lần nữa cho thấy: Việc kiểm soát sử dụng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng của các bậc phụ huynh đối với con em mình là vô cùng cần thiết, nhất là khi trên mạng Internet đang xuất hiện tràn lan các nội dung xấu, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, tính cách và hành vi của trẻ nhỏ.

Đoạn Clip “Giải mã ảo thuật cắt tay chảy máu ào ào” đăng tải trên Youtube đang thu hút 2 triệu lượt người xem. Sẽ rất nguy hiểm nếu các em nhỏ xem được những hình ảnh này, khi các em chưa có đủ hiểu biết để phân tích, đánh giá vấn đề. Đặc biệt là đối với những em nhỏ hiếu động, thích khám phá thì nguy cơ bắt chước hành động trong đoạn clip là không tránh khỏi …

Hiện nay trên mạng Intetnet đang có vô số các hình ảnh, video được đăng tải, trong đó có không ít nội dung xấu, có thể tác động trực tiếp đến tâm lý, hành vi và nhân cách của trẻ em.

Điều đáng lo ngại hơn cả là rất nhiều em nhỏ lại bị cuốn hút, hấp dẫn với những video nguy hiểm, có nội dung kích động, bạo lực….Trong khi, nhiều bậc phụ huynh lại vẫn chưa thực sự quan tâm, hoặc chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát việc con em mình tiếp cận với các nội dung này.

Em Nguyễn Hoàng Hải, Phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hoá:  "Con hay xem nhạc chế, bắn nhau. Lúc con xem xong thì bắt chước theo, lấy súng bắn nhau với các em bên ngoài hành lang, súng có nhạc hoặc bắn tia laze)
Em Nguyễn Hoàng Hải, Phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hoá: "Con hay xem nhạc chế, bắn nhau. Lúc con xem xong thì bắt chước theo, lấy súng bắn nhau với các em bên ngoài hành lang, súng có nhạc hoặc bắn tia laze"

Theo thống kê của Tổ chức Tầm nhìn thế giới Việt Nam vừa công bố vào tháng 10/2019: Có 51,2% dân số toàn cầu sử dụng internet, trong đó hơn 1/3 người dùng thuộc lứa tuổi từ 15 đến 24; 68% trẻ em tự học cách sử dụng Internet và 720.000 hình ảnh về xâm hại trẻ em được đăng tải Internet.

Em Nguyễn Hoàng Hải, Phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hoá  (Con hay xem nhạc chế, bắn nhau. Lúc con xem xong thì bắt chước theo, lấy súng bắn nhau với các em bên ngoài hành lang, súng có nhạc hoặc bắn tia laze)

Riêng tại Việt Nam, hiện có khoảng 60 triệu người sử dụng internet, trong đó tỉ lệ trẻ em chiếm khoảng 30%. Đây thực sự là con số rất đáng lo ngại, bởi theo khuyến cáo của các chuyên gia: Việc lạm dụng Internet cũng như xem các clip “độc” sẽ ảnh hưởng toàn diện cả về thể chất lẫn tâm lý của trẻ em.

 Bà Phạm Thị Thu Hoà  Trưởng Bộ môn Tâm lý học, Khoa Tâm lý và Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức  (Các em dành quá nhiều thời gian để lên mạng Internet thì sẽ không còn thời gian để tương tác với người khác nữa, thì sẽ thiếu hụt rất rõ nét đến việc hình thành phát triển nhân cách. Đặc biệt là việc các em xem clip độc còn ảnh hưởng rất là sâu sắc đến việc hình thành, phát triển nhân cách của các em, ví dụ như các clip bạo lực, hướng dẫn các cầm dao, cách đánh nhau, cách tự tử, cách sử dụng ma tuý…và khi các em tò mò làm theo thì sẽ nguy hại như thế nào)
Bà Phạm Thị Thu Hoà Trưởng Bộ môn Tâm lý học, Khoa Tâm lý và Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức: "Các em dành quá nhiều thời gian để lên mạng Internet thì sẽ không còn thời gian để tương tác với người khác nữa, thì sẽ thiếu hụt rất rõ nét đến việc hình thành phát triển nhân cách. Đặc biệt là việc các em xem clip độc còn ảnh hưởng rất là sâu sắc đến việc hình thành, phát triển nhân cách của các em, ví dụ như các clip bạo lực, hướng dẫn các cầm dao, cách đánh nhau, cách tự tử, cách sử dụng ma tuý…và khi các em tò mò làm theo thì sẽ nguy hại như thế nào".

Ngày càng có nhiều trẻ em nghiện game, nghiện điện thoại thông minh, nghiện mạng xã hội, và không ít hệ lụy đau lòng cũng đã xảy ra trong thực tế. Vậy nên, để giúp con mình tránh được các hiểm họa từ môi trường mạng, thì vai trò của các bậc cha mẹ là yếu tố quan trọng nhất để định hướng, kiểm soát và giúp con chọn lọc được thông tin phù hợp, hữu ích.

Theo Thời sự tối 5/12/2019