Phát huy vai trò của Hội Phụ nữ trong xây dựng thương hiệu nông sản

02:22 - 20/10/2018

(TTV) - Những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ hội viên phát triển các mô hình kinh tế tập thể, tổ chức sản xuất tập trung gắn với xây dựng thương hiệu nông sản. Hiện toàn tỉnh có 212 mô hình kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác , tổ liên kết do phụ nữ làm chủ. Các mô hình này đều phát huy hiệu quả kinh tế, sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hội viên phụ nữ .

 

Trước đây, sản phẩm mật ong của Hợp tác xã sản xuất mật ong Hưởng Hoa, do chị em phụ nữ xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành làm chủ chỉ bảo quản được 12 tháng.

Năm 2018, khi thành lập HTX, các thành viên đã đầu tư máy móc, áp dụng công nghệ xử lý, giúp sản phẩm làm ra để được tới 24 tháng không bị giảm chất lượng. Bên cạnh đó, HTX cũng chú trọng xây dựng thương hiệu cho các loại sản phẩm, mỗi sản phẩm đều có tem nhãn, mã vạch sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Điều này không chỉ giúp sản phẩm của HTX dễ tiêu thụ ở thị trường trong nước, mà còn đủ điều kiện để xuất khẩu. Trung bình mỗi năm, HTX sản xuất và tiêu thụ 60 tấn mật ong các loại.

Chị Nguyễn Thị Hoa - HTX sản xuất ong mật Hưởng Hoa, xã Thành Hưng, huyện Thành: Việc xây dựng được thương hiệu đã thuận lợi tiêu thụ ở các cửa hàng, siêu thị,  giúp chị em phát triển nghề tốt.

Chị Nguyễn Thị Hoa - HTX sản xuất ong mật Hưởng Hoa, xã Thành Hưng, huyện Thành: Việc xây dựng được thương hiệu đã thuận lợi tiêu thụ ở các cửa hàng, siêu thị, giúp chị em phát triển nghề tốt.

Còn tại xã Quý Lộc, huyện Yên Định, các hộ sản xuất miến gạo đơn lẻ trước đây đã được tập hợp trong Tổ hợp tác do chị em phụ nữ làm chủ. Với sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Yên Định, Tổ hợp tác đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất,  chú trọng đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Hiện mỗi tháng Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ  khoảng  9 tấn miến gạo.

Chị Vũ Thị Dung - Tổ hợp tác phụ nữ sản xuất miến gạo sạch Quý Lộc, huyện Yên Định: Sản phẩm xuất ra thị trường có tem nhãn nhiều người biết, bán hàng được nhiều hơn.

Chị Vũ Thị Dung - Tổ hợp tác phụ nữ sản xuất miến gạo sạch Quý Lộc, huyện Yên Định: Sản phẩm xuất ra thị trường có tem nhãn nhiều người biết, bán hàng được nhiều hơn.

Đến nay,  Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội xây dựng được 212 mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết, thu hút trên 3000 hội viên, phụ nữ tham gia. Thông qua các mô hình này đã giúp chị em thay đổi cách nghĩ, cách làm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Bà Phạm Thị Thanh Thủy - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa: Trong quá trình sản xuất, đã chú trọng xây dựng thương  hiệu, có địa chỉ,  tạo niềm tin cho khách hàng, giúp chị em liên kết sản xuất có hiệu quả, nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Bà Phạm Thị Thanh Thủy - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa: Trong quá trình sản xuất, đã chú trọng xây dựng thương hiệu, có địa chỉ, tạo niềm tin cho khách hàng, giúp chị em liên kết sản xuất có hiệu quả, nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Để hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo  xây dựng được gần 20 gian hàng giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn tại các cơ sở hội, tổ chức các hoạt động ngày phụ nữ sáng tạo- khởi nghiệp, giúp hội viên, phụ nữ kết nối thị trường tiêu thụ, nhân rộng các ý tưởng, mô hình kinh doanh khởi nghiệp, phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội./.

Thanh Tâm - Thanh Văn - Sỹ Thảo