Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển nghề nông thôn

18:03 - 26/09/2023

Dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn được xem là giải pháp quan trọng nhằm cải thiện đời sống và góp phần phát triển kinh tế tại địa phương. Thời gian qua, từ công tác phát triển nghề, các cấp hội phụ nữ Thanh Hóa đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng chục nghìn hội viên, phụ nữ trên địa bàn.

Năm 2021, được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Như Thanh phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng mở lớp dạy nghề, phụ nữ xã Thanh Tân đã từng bước khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm. Từ chỗ trong chỉ còn vài người làm nghề phục vụ nhu cầu cá nhân, đến nay xã Thanh Tân có 5 nhóm dệt với trên 30 chị em tham gia. Sản phẩm ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Bà Lô Thị Khăm, Thôn Thành Vinh xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khách hàng có nhu cầu mẫu, hoa văn khác nhau, chị em đều học hỏi thêm để làm, đáp ứng nhu cầu của khách".

Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển nghề nông thôn - Ảnh 2.

Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển nghề nông thôn - Ảnh 3.

Bà Lương Thị Duyên, Chủ tích Hội Liêp hiệp phụ nữ xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa

Bà Lương Thị Duyên, Chủ tích Hội Liêp hiệp phụ nữ xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Sau khi thành lập, các nhóm, tổ của hội được nhiều nơi biết, bán sang cả Nghệ An. Hội phụ nữ mong muốn được hỗ trợ phát triển thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, mở rộng nghề, nhiều nơi biết đến hơn".

Xác định dạy nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập là một trong những điều kiện để phụ nữ nông thôn vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, trên cơ sở khảo sát nhu cầu học nghề của lao động địa phương, hằng năm, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với các ngành, tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ để đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho hội viên.

Cùng với việc duy trì, khôi phục, phát triển nghề truyền thống, các cấp hội phụ nữ đã phối hợp với nhiều công ty, đơn vị du nhập và nhân cấy nghề mới. Tính riêng từ đầu năm 2022  đến nay, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn Thanh Hóa đã phối hợp đào tạo nghề cho khoảng 10 nghìn hội viên, phụ nữ. Sau học nghề, từ 80% trở lên được giới thiệu việc làm hoặc tự tạo việc làm có thu nhập ổn định. Việc phát triển nghề cũng đã khuyến khích phụ nữ nông thôn lập nghiệp, làm giàu cho bản thân, tạo việc làm cho nhiều hội viên khác. Điển hình nhự chị Lê Thị Hằng, ở xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa. Từ chỗ chỉ học nghề, làm nghề mây tre đan, chị đã thành lập doanh nghiêp, tổ chức làm nghề và thu mua sản phẩm cho hội viên. Hiện nay, mỗi ngày doanh nghiệp của chị thu mua trên 5 nghìn sản phẩm thủ công mây tre đan các loại, tạo việc làm cho hàng trăm hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện.

Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển nghề nông thôn - Ảnh 4.

Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển nghề nông thôn - Ảnh 5.

Chị Lê Thị Hằng, Doanh nghiệp mây tre đan Niên Hằng xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Để duy trì công việc thường xuyên, tôi thường tìm đơn hàng, đưa cho người dân, thu mua. Để công việc được duy trì, tìm mẫu mới, thay đổi kiểu dáng, kích cỡ…. công việc luôn ổn định".

Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển nghề nông thôn - Ảnh 6.

Bà Hoàng Thị Định, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Bà Hoàng Thị Định, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hội Phụ nữ đã quan tâm phát triển thêm ngành nghề, kết nối với các trung tâm, doanh nghiệp, chuyển giao. Thêm nhiều nghề mới. Đến nay, trên địa bàn huyện có hàng chị nghìn chị em phụ nữ có việc làm thêm, thu nhập tăng, nâng cao đời sống gia đình."

Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển nghề nông thôn - Ảnh 7.

Cùng với phát triển nghề, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa còn đẩy mạnh hỗ trợ hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, phát triển kinh tế tập thể. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị mở các lớp dạt nghề ngắn hạn cho phụ nữ khu vực nông thôn, hướng đến những ngành nghề chị em có thể làm tại nhà, tại địa phương lúc nông nhàn. Tuyên truyền, vận động hội viên phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức như: mở rộng các loại hình kinh doanh dịch vụ, sản xuất. Đồng thời, chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố đấu mối với trung tâm dạy nghề tại địa phương, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông mở các lớp dạy nghề cho chị em. Sau khi đào tạo sẽ thành lập các mô hình, tổ hợp tác, Họp tác để thuận lợi trong việc tổ chức sản xuất, kết nối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Việc phát triển nghề của các cấp hội phụ nữ đã và đang góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. 


Nguồn: Chuyên mục Phát triển kinh tế ngày 26/09/2023