Quan tâm hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất

21:07 - 22/06/2018

(TTV) - Ngày 22/6, dưới sự chủ trì của đồng chí Trịnh Văn Chiến, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tiếp tục ngày làm việc thứ 2 kỳ họp tháng 6, cho ý kiến về đề nghị quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2018 – 2020 do Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình và xem xét một số nội dung quan trọng khác.

 

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ  tiếp tục ngày làm việc thứ 2 kỳ họp tháng 6, cho ý kiến về đề nghị quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2018 – 2020
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tiếp tục ngày làm việc thứ 2 kỳ họp tháng 6, cho ý kiến về đề nghị quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2018 – 2020

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh;  lãnh đạo các ban của Trung ương Đảng, cùng đông đủ các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh.

Trong giai đoạn từ 2011 – 2018, hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn Thanh Hoá đã phát huy hiệu quả ngày càng tích cực. Tỉnh đã hỗ trợ phát triển sản xuất cho gần 270.000 lượt hộ. Chỉ riêng 2 năm, 2016 – 2017, hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2,54% 1năm, thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất cả nước; thu nhập hộ nghèo tăng gấp 1,84 lần so với năm 2015. Đã có 1 huyện là huyện Như Xuân thoát khỏi huyện nghèo, 11 xã bãi ngang, 14 xã và 16 thôn, bản, khu vực miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 6 xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới.

Tuy nhiên, hiện nay, giá cả vật tư nông nghiệp có sự biến động, một số nội dung nếu áp dụng theo mức hỗ trợ cũ sẽ ít tạo ra động lực, kích cầu các hộ vươn lên thoát nghèo. Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đề nghị quy định mức hỗ trợ mới cho các đối tượng tham gia dự án phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo đối với từng lĩnh vực về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, diêm nghiệp và dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ; quy định mức hỗ trợ cho các hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia dự án và mức hỗ trợ cho mô hình phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Cho ý kiến vào Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đều cho rằng: hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo đã phát huy hiệu quả trên thực tế; các mô hình được xây dựng trên cơ sở đề xuất của người dân, cộng đồng dân cư, có cơ chế thu hồi một phần vốn hoặc hiện vật để luân chuyển cho nhiều hộ gia đình được tham gia. Các hộ tham gia được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, bỏ một phần kinh phí đối ứng và có cam kết phấn đấu thoát nghèo khi kết thúc chu kỳ hỗ trợ nên đã nâng cao ý thức, trách nhiệm của hộ nghèo khi tham gia dự án, mô hình.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện ở cơ sở, một số dự án chưa phát huy hiệu quả, một số cấp ủy, chính quyền khi tiếp nhận dự án thực hiện theo kiểu “cào bằng”, không có trọng tâm, trọng điểm nên đã làm giảm tính hiệu quả của dự án. Một số cây trồng, vật nuôi khi triển khai không phù hợp với địa phương nên dẫn đến dự án “chết yểu”.

Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị trong giai đoạn 2018- 2020, ngoài việc áp dụng Thông tư 18 của Bộ Nông nghiệp, Phát triển nông thôn và Thông tư 15 của Bộ Tài chính, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiên cứu đề xuất các mức hỗ trợ phù hợp với điều kiện từng vùng miền trong tỉnh, để người nghèo thực sự được hỗ trợ, có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

đồng chí Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: quan tâm hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất để có điều kiện vươn lên trong cuộc sống là chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, với một tỉnh đông dân và còn nhiều hộ nghèo như Thanh Hoá, thì bên cạnh việc triển khai hiệu quả các chính sách của Trung ương, thời gian qua, tỉnh cũng đã quan tâm xây dựng, ban hành thêm các chính sách thiết thực để hỗ trợ các hộ nghèo nhanh chóng vươn lên thoát nghèo. Thực tế triển khai thực hiện các chính sách này đã thu được kết quả tích cực, đưa Thanh Hoá trở thành một trong số ít các tỉnh có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất cả nước. Đây là kết quả đáng mừng, tuy nhiên, chính sách cũ đã bộc lộ những tồn tại cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Do vậy, khi xây dựng chính sách, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh cần chỉ đạo các sở, ngành chức năng nghiên cứu thật kỹ, bám sát các quy định của Trung ương, cụ thể hoá từng nội dung hỗ trợ cho thật sát thực tế để các địa phương dễ thực hiện, người nghèo trong tỉnh nhận thức được sự quan tâm của tỉnh và có ý thức phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh cần chỉ đạo các sở, ngành chức năng nghiên cứu thật kỹ, bám sát các quy định của Trung ương, cụ thể hoá từng nội dung hỗ trợ cho thật sát thực tế để các địa phương dễ thực hiện, người nghèo trong tỉnh nhận thức được sự quan tâm của tỉnh và có ý thức phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Đồng ý chủ trương ban hành Quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2018 – 2020, đồng chí Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: quan tâm hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất để có điều kiện vươn lên trong cuộc sống là chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, với một tỉnh đông dân và còn nhiều hộ nghèo như Thanh Hoá, thì bên cạnh việc triển khai hiệu quả các chính sách của Trung ương, thời gian qua, tỉnh cũng đã quan tâm xây dựng, ban hành thêm các chính sách thiết thực để hỗ trợ các hộ nghèo nhanh chóng vươn lên thoát nghèo. Thực tế triển khai thực hiện các chính sách này đã thu được kết quả tích cực, đưa Thanh Hoá trở thành một trong số ít các tỉnh có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất cả nước. Đây là kết quả đáng mừng, tuy nhiên, chính sách cũ đã bộc lộ những tồn tại cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Do vậy, khi xây dựng chính sách, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh cần chỉ đạo các sở, ngành chức năng nghiên cứu thật kỹ, bám sát các quy định của Trung ương, cụ thể hoá từng nội dung hỗ trợ cho thật sát thực tế để các địa phương dễ thực hiện, người nghèo trong tỉnh nhận thức được sự quan tâm của tỉnh và có ý thức phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã cho ý kiến vào từng nội dung cụ thể của dự thảo và đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh hoàn chỉnh, chuyển Ban Dân tộc HĐND tỉnh thẩm định, trình HĐND tỉnh trong kỳ họp tới.

Trong ngày 22/6, các đồng chí trong Ban Thường vụ  Tỉnh uỷ cũng đã bàn và cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng khác./.

Việt Hà – Hồng Thư