Quảng Xương xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững

20:29 - 16/08/2019

(TTV)- Xác định xây dựng nông thôn mới là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quảng Xương đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thách thức, trở thành huyện Nông thôn mới thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa với 29/29 xã đạt chuẩn Nông thôn mới .

Năm 2010, thời điểm bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới, các xã của huyện Quảng Xương mới đạt trung bình 6,13/ 19 tiêu chí, thu nhập bình quân  đầu người chỉ đạt 12,2 triệu đồng/ năm.

Xuất phát điểm thấp, Quảng Xương đặt ra mục tiêu: xây dựng nông thôn mới, trước hết phải đẩy mạnh phát triển kinh tế xã  hội, nâng cao đời sống cho nhân dân. Trên cơ sở đó, huyện đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, kêu gọi đầu tư, phát triển các mô hình sản xuất, huy động sức mạnh toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới.         

     

Ông Lê Huy Kỳ- Phó Bí thư  thường trực-Phụ trách Huyện ủy Quảng Xưởng:  "Để xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển bền vững, chúng tôi  xác định nâng cao đời sống, tái cơ cáu nông nghiệp, phát triển đô thị, khai thách tiềm năng phát triển dịch cụ công nghiệp, du lịch, đồng thời làm tốt công tác phúc lợi xã hội ".
Ông Lê Huy Kỳ- Phó Bí thư thường trực-Phụ trách Huyện ủy Quảng Xưởng: "Để xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển bền vững, chúng tôi xác định nâng cao đời sống, tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển đô thị, khai thác tiềm năng phát triển dịch vụ công nghiệp, du lịch, đồng thời làm tốt công tác phúc lợi xã hội".

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Quảng Xương chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tích tụ ruộng đất, khuyến khích phát triển sản xuất tập trung, quy mô lớn.  Đến nay,  thu nhập bình quân 1 ha trồng trọt của Quảng Xương đạt 140 triệu đồng/ năm, 1 ha thủy sản 200 triệu đồng/ năm, tăng gấp 2 lần so với năm 2010.

Huyện cũng đã  quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp-dịch vụ- thương mại- du lịch, phát triển hệ thống chợ, các điểm kinh doanh, thời thu hút doanh nghiệp đầu tư. Từ hơn 100 doanh nghiệp năm 2010, đến năm 2018 huyện có 417 doanh nghiệp. Trong đó, nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, đưa tỷ lệ lao động có việc làm trên toàn huyện đạt hơn 94%.

Trên 4786 tỷ đồng là tổng kinh phí  huy động cho  xây dựng nông thôn mới của huyện Quảng Xương giai đoạn 2010-2019. Trong đó, chủ yếu từ nguồn ngân sách huyện, xã và người dân đóng góp; 100% hộ dân trong huyện được dùng nước hợp vệ sinh; Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,3 triệu đồng/ người/ năm, tăng hơn 3 lần so với thời điểm bắt đầu  xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,8% năm 2010  xuống còn 3,25% năm 2018.

Ông Vương Huy Tưởng- Bí thư Đảng ủy xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương:  "Trong huy động nguồn lực, có sự đồng tình, đồng thuận co của nhân dân, hạ tầng cơ sở  hoàn chỉnh đã là điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển kinh tế xã hội "
Ông Vương Huy Tưởng- Bí thư Đảng ủy xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương: "Trong huy động nguồn lực, có sự đồng tình, đồng thuận co của nhân dân, hạ tầng cơ sở hoàn chỉnh đã là điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển kinh tế xã hội"

Mạnh dạn đổi mới, năng động sáng tạo, công cuộc xây dựng nông thôn mới của  Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quảng Xương đã gặt hái được nhiều thành công, trở thành huyện Nông thôn mới thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa với 29/29 xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Kết quả này là tiền đề để huyện Quảng Xương tiếp tục thực hiện các mục tiêu đề ra trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao.

Theo Thời sự tối 16/8/2019