Sàn thương mại điện tử Việt Nam ngừng kinh doanh các sản phẩm của H&M

16:12 - 07/04/2021

Các sàn thương mại điện tử, giới kinh doanh và người tiêu dùng đã thể hiện thái độ cương quyết đối với sản phẩm của thương hiệu H&M.

 

 

Sàn thương mại điện tử Việt Nam ngừng kinh doanh các sản phẩm của HM - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thương hiệu H&M là một trong những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng.

Thương hiệu thời trang H&M được nhiều người tiêu dùng Việt Nam khá ưa chuộng trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc H&M sử dụng bản đồ "hình lưỡi bò" phi pháp đã tạo nên "làn sóng" tẩy chay mạnh mẽ của người tiêu dùng, giới kinh doanh và một số sàn thương mại điện tử.

Đại diện sàn thương mại điện tử Fado.vn cho biết, đơn vị này đã chính thức ngừng kinh doanh vô thời hạn các sản phẩm của thương hiệu H&M. Đây cũng là sàn thương mại điện tử đầu tiên của Việt Nam thể hiện sự dứt khoát đối với H&M.

 

Sàn thương mại điện tử Việt Nam ngừng kinh doanh các sản phẩm của HM - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Sàn thương mại điện tử chính thức ngừng kinh doanh sản phẩm thương hiệu H&M.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Đạt, đại diện sàn thương mại điện tử Fado chia sẻ, từ 0 giờ ngày 7/4, sàn thương mại điện tử này đã ngừng kinh doanh tất cả các sản phẩm H&M từ các quốc gia khác.

"Đội ngũ Fado là người Việt Nam, chúng tôi không hợp tác với thương hiệu không tôn trọng chủ quyền Việt Nam. Chúng tôi sẽ ngừng kinh doanh vô thời hạn các sản phẩm thương hiệu H&M do liên quan đến bản đồ hình lưỡi bò trên trang web của hãng này", ông Đạt nói.

Đại diện một số sàn thương mại điện tử khác cũng cho biết, hiện nay, trên các sàn thương mại điện tử này chưa có gian hàng chính hãng của thương hiệu H&M. Các sản phẩm thương hiệu H&M chủ yếu là do các gian hàng chuyên kinh doanh hàng xách tay nhập về bán.

Chị Trần Thị Vân (quận 3, TP.HCM) chia sẻ, chị đang kinh doanh nhiều mặt hàng quần áo, giày dép xách tay từ châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản về bán. Tuy nhiên, sau khi hãng H&M đăng tải bản đồ "hình lưỡi bò" lên trang web của mình thì chị quyết định không kinh doanh sản phẩm của thương hiệu này trong thời gian tới.

"H&M đăng tải bản đồ hình lưỡi bò là không tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tức không tôn trọng người tiêu dùng Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi sẽ không bán hàng của H&M trong thời gian tới", chị Vân nói.

Theo ghi nhận của Dân trí, "làn sóng" tẩy chay sản phẩm của H&M của người tiêu dùng TP.HCM trong những ngày qua là khá mạnh mẽ.

Anh Lê Sơn (ngụ huyện Bình Chánh) chia sẻ, anh sẽ không mua bất cứ sản phẩm nào của H&M trong thời gian tới. Không chỉ có anh Sơn, cả gia đình anh cũng thống nhất cao quan điểm "tẩy chay" H&M.

Chị Nguyễn Thanh Nga (ngụ quận Tân Bình) cho biết, chị cũng từng mua sản phẩm của H&M về sử dụng. Tuy nhiên, chị sẽ không tiếp tục mua sản phẩm của H&M kể từ hôm nay. 

"Với chất lượng sản phẩm và giá tiền như H&M thì tôi còn rất nhiều sự lựa chọn. Hiện nay, thời trang của Việt Nam cũng có chất lượng tốt và giá cả phải chăng", chị Nga nói.

Trên fanpage của H&M, hàng ngàn tài khoản facebook của người tiêu dùng Việt Nam cũng đã thể hiện sự giận dữ và phẫn nộ đối với hành động của H&M.

Dư luận Việt Nam khẳng định hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, còn H&M vì lợi nhuận mà không tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.

Tại Việt Nam, H&M mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM vào tháng 9/2017. Sau 2 tháng, H&M tiếp tục mở cửa hàng tại Hà Nội. Tính đến thời điểm hiện tại, H&M đang có 12 cửa hàng tại Việt Nam gồm 5 cửa hàng ở Hà Nội, 4 cửa hàng ở TP.HCM và 3 cửa hàng ở Cần Thơ, Đà Nẵng, Hạ Long.

Đại Việt/ Dân trí
 

Sàn thương mại điện tử Việt Nam ngừng kinh doanh các sản phẩm của HM - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thương hiệu H&M là một trong những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng.

Thương hiệu thời trang H&M được nhiều người tiêu dùng Việt Nam khá ưa chuộng trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc H&M sử dụng bản đồ "hình lưỡi bò" phi pháp đã tạo nên "làn sóng" tẩy chay mạnh mẽ của người tiêu dùng, giới kinh doanh và một số sàn thương mại điện tử.

Đại diện sàn thương mại điện tử Fado.vn cho biết, đơn vị này đã chính thức ngừng kinh doanh vô thời hạn các sản phẩm của thương hiệu H&M. Đây cũng là sàn thương mại điện tử đầu tiên của Việt Nam thể hiện sự dứt khoát đối với H&M.

Sàn thương mại điện tử Việt Nam ngừng kinh doanh các sản phẩm của HM - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Sàn thương mại điện tử chính thức ngừng kinh doanh sản phẩm thương hiệu H&M.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Đạt, đại diện sàn thương mại điện tử Fado chia sẻ, từ 0 giờ ngày 7/4, sàn thương mại điện tử này đã ngừng kinh doanh tất cả các sản phẩm H&M từ các quốc gia khác.

"Đội ngũ Fado là người Việt Nam, chúng tôi không hợp tác với thương hiệu không tôn trọng chủ quyền Việt Nam. Chúng tôi sẽ ngừng kinh doanh vô thời hạn các sản phẩm thương hiệu H&M do liên quan đến bản đồ hình lưỡi bò trên trang web của hãng này", ông Đạt nói.

Đại diện một số sàn thương mại điện tử khác cũng cho biết, hiện nay, trên các sàn thương mại điện tử này chưa có gian hàng chính hãng của thương hiệu H&M. Các sản phẩm thương hiệu H&M chủ yếu là do các gian hàng chuyên kinh doanh hàng xách tay nhập về bán.

Chị Trần Thị Vân (quận 3, TP.HCM) chia sẻ, chị đang kinh doanh nhiều mặt hàng quần áo, giày dép xách tay từ châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản về bán. Tuy nhiên, sau khi hãng H&M đăng tải bản đồ "hình lưỡi bò" lên trang web của mình thì chị quyết định không kinh doanh sản phẩm của thương hiệu này trong thời gian tới.

"H&M đăng tải bản đồ hình lưỡi bò là không tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tức không tôn trọng người tiêu dùng Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi sẽ không bán hàng của H&M trong thời gian tới", chị Vân nói.

Theo ghi nhận của Dân trí, "làn sóng" tẩy chay sản phẩm của H&M của người tiêu dùng TP.HCM trong những ngày qua là khá mạnh mẽ.

Anh Lê Sơn (ngụ huyện Bình Chánh) chia sẻ, anh sẽ không mua bất cứ sản phẩm nào của H&M trong thời gian tới. Không chỉ có anh Sơn, cả gia đình anh cũng thống nhất cao quan điểm "tẩy chay" H&M.

Chị Nguyễn Thanh Nga (ngụ quận Tân Bình) cho biết, chị cũng từng mua sản phẩm của H&M về sử dụng. Tuy nhiên, chị sẽ không tiếp tục mua sản phẩm của H&M kể từ hôm nay. 

"Với chất lượng sản phẩm và giá tiền như H&M thì tôi còn rất nhiều sự lựa chọn. Hiện nay, thời trang của Việt Nam cũng có chất lượng tốt và giá cả phải chăng", chị Nga nói.

Trên fanpage của H&M, hàng ngàn tài khoản facebook của người tiêu dùng Việt Nam cũng đã thể hiện sự giận dữ và phẫn nộ đối với hành động của H&M.

Dư luận Việt Nam khẳng định hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, còn H&M vì lợi nhuận mà không tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.

Tại Việt Nam, H&M mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM vào tháng 9/2017. Sau 2 tháng, H&M tiếp tục mở cửa hàng tại Hà Nội. Tính đến thời điểm hiện tại, H&M đang có 12 cửa hàng tại Việt Nam gồm 5 cửa hàng ở Hà Nội, 4 cửa hàng ở TP.HCM và 3 cửa hàng ở Cần Thơ, Đà Nẵng, Hạ Long.

Đại Việt
Ảnh: T.L