Tăng cường phòng chống rét trong nuôi trồng thủy sản

17:36 - 15/12/2018

(TTV)- Theo các chuyên gia nuôi trồng thủy sản, nếu thời tiết giá rét, nhiệt độ giảm xuống từ 11 đến 14 độ C sẽ gây hại cho các đối tượng con nuôi như tôm, cá. Những ngày gần đây, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản trong tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp chăm sóc, bảo vệ , nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do giá rét gây ra.

 

Trong số 19 nghìn ha nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh, hiện có khoảng 40% diện tích đang nuôi, còn lại đã thu hoạch xong. Trước tình hình thời tiết giá rét trong những ngày qua,  Sở NN&PTNT đã phối hợp với các địa phương phân công cán bộ chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống rét tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn các cơ sở tiến hành thu hoạch các loại thủy sản chịu rét kém, đến cỡ thu hoạch để hạn chế thiệt hại.

Đối với số con nuôi chưa thể thu hoạch, thực hiện nhiều biện pháp để chống rét.

Anh Lê Huy Toàn- Quản lý trại nuôi tôm - Công ty CP giống thủy sản Thanh Hóa:  "Mùa đông nhiệt độ thấp, hoạt động con tôm giảm nên giảm thức ăn, tăng cường đánh khoáng, tôm ngoài ao còn nhỏ mình cho vào trong bể để che bạt lại, tăng nhiệt độ trong nhà "
Anh Lê Huy Toàn- Quản lý trại nuôi tôm - Công ty CP giống thủy sản Thanh Hóa: "Mùa đông nhiệt độ thấp, hoạt động con tôm giảm nên giảm thức ăn, tăng cường đánh khoáng, tôm ngoài ao còn nhỏ mình cho vào trong bể để che bạt lại, tăng nhiệt độ trong nhà"

Ngoài các biệt pháp để tăng nhiệt độ cho vùng nuôi, nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản cũng sử dụng chế phẩm sinh học và các loại thức ăn giầu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh cho tôm, cá.

 Ông Lê Sỹ Hùng- Quản lý trại cá -Công ty CP đầu tư phát triển Nông nghiệp Thanh Hóa:  "Cá rô phi đơn tính thường bị bệnh đường ruột, nấm nhiều hơn, hàng ngày phải xem xét, theo dõi cá sau đó phải ủ EM ngâm với tỏi, tỷ lệ 1 kg tỏi, tương ứng với 20 lit EM để trộn với thưc ăn trong ngày ".
Ông Lê Sỹ Hùng- Quản lý trại cá -Công ty CP đầu tư phát triển Nông nghiệp Thanh Hóa: "Cá rô phi đơn tính thường bị bệnh đường ruột, nấm nhiều hơn, hàng ngày phải xem xét, theo dõi cá sau đó phải ủ EM ngâm với tỏi, tỷ lệ 1 kg tỏi, tương ứng với 20 lit EM để trộn với thưc ăn trong ngày".

Từ nay đến Tết Nguyên đán, dự báo vẫn còn nhiều đợt rét đậm, rét hại xảy ra. Do đó cùng, với việc tuân thủ quy trình chăm sóc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, các hộ nuôi trồng thủy sản tiếp tục giám sát dịch bệnh, nguồn nước, môi trường trong ao nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời các hiện tượng bất thường do giá rét gây ra.

Lan Hương – Lê Quang