Thành Nhà Hồ - niềm tự hào của người Việt

10:40 - 15/04/2019

(TTV) - Được xây dựng từ thế kỷ 14, Thành nhà Hồ đã được UNESSCO công nhận là Di sản thế giới và trở thành niềm tự hào của người Việt Nam. Chuyên gia nghiên cứu di sản văn hóa ở nước ngoài đã không khỏi thán phục những người đã thiết kế, chỉ huy xây dựng công trình độc đáo này khi đến tham quan Thành Nhà Hồ.

 

Là một chuyên gia có 30 năm công tác trong lĩnh vực phục hồi di tích ở nước ngoài. Nhà khoa học Vũ Nam Sơn đã được chiêm ngưỡng không ít những công trình, di tích lịch sở văn hóa khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên khi nghiên cứu về Thành Nhà Hồ, ông không khỏi thán phục những người đã thiết kế, chỉ huy xây dựng công trình độc đáo này.

Ông Vũ Nam Sơn (Chuyên viên bảo tồn di sản Thuỵ Sỹ) nói:  "Tôi nhìn thấy là Thành Nhà Hồ này có giá trị thật là độc đáo bởi vì so với kiến trúc ở châu Âu dạng xây khô và tảng đá lớn là không có. Nhìn vào cổng thành có thể tưởng tượng được kĩ thuật chế tác của người thợ đá lúc bấy giờ là rất tuyệt "
Ông Vũ Nam Sơn (Chuyên viên bảo tồn di sản Thuỵ Sỹ) nói: "Tôi nhìn thấy là Thành Nhà Hồ này có giá trị thật là độc đáo bởi vì so với kiến trúc ở châu Âu dạng xây khô và tảng đá lớn là không có. Nhìn vào cổng thành có thể tưởng tượng được kĩ thuật chế tác của người thợ đá lúc bấy giờ là rất tuyệt"

 

Theo các nhà khảo cổ, khối lượng đá xây dựng thành ước tính khoảng 25.000m3, khối lượng đất đắp trên 100.000m3.
Theo các nhà khảo cổ, khối lượng đá xây dựng thành ước tính khoảng 25.000m3, khối lượng đất đắp trên 100.000m3.

 

 

Cổng vòm được gắn kết từ những tảng đá nhẵn và đều.
Cổng vòm được gắn kết từ những tảng đá nhẵn và đều.

 

 Nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá Lê Khắc Tuế cũng không giấu nổi sự hứng thú mỗi khi về thăm lại di tích Thành Nhà Hồ. Ông so sánh Hồ Quý Ly như một kiến trúc sư thật tự có tài, nhưng công sức của nhân dân đóng góp trong việc xây thành cũng thật đáng nể. Trong điều kiện khoa học lỹ thuật chưa phát triển, việc phải lấy những tảng đá cách khu vực xây thành vài cây số, rồi đục đẽo, rồi vận chuyển về đây và xây nên công trình này là vô cùng kỳ công. công sức người dân bỏ ra phải nói là tuyệt vời. "

Ông Đỗ Quang Trọng- Giám đốc Trung tâm bảo tồn Thành nhà Hồ cho biết: Tỉnh Thanh Hoá cũng như các cấp, các ngành chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện triển khai từng bước quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy di sản thành Nhà hồ gắn với du lịch đã được Chính phủ phê duyệt. Tin rằng, trong điều kiện cũng như chủ trương chính sách của tỉnh, việc bảo tồn di sản thế giới nhà Hồ sẽ được triển khai thực hiện một cách tốt nhất.


Đã có không ít học giả dày công nghiên cứu về công trình Thành Nhà Hồ. Nhưng đến bây giờ vẫn còn rất  nhiều câu hỏi về nguồn đá xây thành, cách thức đẽo gọt các tảng đá như thế nào, phương tiện vận chuyển, phương pháp lắp ghép và xây dựng trong điều kiện lúc bấy giờ. Chưa ai có thể giải thích được vì sao chỉ trong vòng 3 tháng mà người xưa lại có thể xây dựng được một công trình kỳ vĩ đến như vậy. Để rồi qua hơn 600 năm thử thách của thời gian, Thành nhà Hồ vẫn hiên ngang đững vững và trở thành di dản văn hoá của nhân loại.

Minh Tuyết - Khánh Linh