Thành phố Sầm Sơn xây dựng các sản phẩm đặc trưng phục vụ du lịch

03:55 - 11/07/2018

(TTV) - Những năm gần đây, cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng để trở thành một thành phố biển đẹp hiện đại, Sầm Sơn đã và đang xây dựng các loại sản phẩm đặc trưng phục vụ du lịch. Qua đó tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, tạo ấn tượng đối với du khách, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương.

Bên cạnh các sản phẩm lưu niệm đặc trưng  như chuông gió, thuyền buồm ốc biển, đến Sầm Sơn những ngày này, rất nhiều du khách ưu thích và lựa chọn bánh rau má Văn Trường mang về làm quà cho bạn bè, người thân.

 

 

Đây là loại sản phẩm mới, làm bằng bột nếp, đường kính, đậu xanh và rau má. Những chiếc bánh hương vị thơm ngon, mẫu mã đẹp, giá thành phải chăng được bày bán nhiều tại các cửa hàng bên dưới đền Độc Cước và khu vực Hòn Trống Mái

Chị Lan Hương (Bên phải ảnh - Du khách Hà Nội) cho biết:  "Biết và đến với Sầm Sơn, mỗi năm lại thấy  Sầm Sơn văn minh, hiện đại, hơn nhiều, đặc biệt mỗi lần về tôi đều không quên đem quà về cho gia đình như: mực, tôm, nem chua, nhất là vài năm gần đây có đặc sản bánh rau má, nổi tiếng và đi vào thơ ca "
Chị Lan Hương (Bên phải ảnh - Du khách Hà Nội) cho biết: "Biết và đến với Sầm Sơn, mỗi năm lại thấy Sầm Sơn văn minh, hiện đại, hơn nhiều, đặc biệt mỗi lần về tôi đều không quên đem quà về cho gia đình như: mực, tôm, nem chua, nhất là vài năm gần đây có đặc sản bánh rau má, nổi tiếng và đi vào thơ ca"

Ông Trương Duy Văn (Chủ cơ sở sản xuất bánh kẹo Văn Trường, thành phố Sầm Sơn) cho biết: "Mong muốn xây dựng  sản phẩm lưu niệm du lịch mang tính đặc trưng của quê hương, năm 2012, tôi đã đi học hỏi kinh nghiệm làm bánh ở nhiều nơi trong cả nước và đầu tư vốn sản xuất bánh rau má, bánh ngó sen, bánh dứa gai…Trong đó, bánh rau má chính là sản phẩm mà tôi tâm đắc nhất."

Không chỉ có bánh rau má, những mặt hàng thủy sản như cá thu, tôm, cua, mực, nước mắm.v.v…. của Thanh Hóa cũng được nhiều du khách chọn mua mang về sau chuyến thăm quan, nghỉ dưỡng tại Sầm Sơn. Tuy nhiên, những loại đặc sản này vẫn chưa có nhãn mác chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Chính điều này đã làm giảm giá trị sản phẩm của địa phương.

Chị Bích Hảo (Du khách Hà Nội) cho biết: "Là một người tiêu dùng chúng tôi cũng thấy rằng khó mà phân biệt được các đặc sản chính hãng của Thanh Hóa, bởi vì bên cạnh đó có một số nguồn hàng vì dụ như ở Nha Trang, hoặc vùng miền khác.Do vậy, đứng trên góc độ người tiêu dùng tôi mong muốn Thanh Hóa có thể dán tem nhãn những mác hàng để khẳng định được uy tín, đặc sản chính gốc"

Việc xây dựng các loại đặc sản đặc trưng phục vụ du lịch là một hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, chính quyền địa phương và các cơ sở sản xuất cần chú trọng công tác quản lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký nhãn hiệu, để đảm bảo chất lượng, tăng giá trị sản phẩm và góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của xứ Thanh./.

https://www.youtube.com/watch?v=OkoNecn7Ju0

Mai Phương – Thanh Tùng