Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản

08:37 - 23/02/2020

(TTV)- Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Thanh Hóa, đặc biệt là xuất khẩu một số loại nông lâm, thủy sản như tinh bột sắn, thủy sản đông lạnh, bột cá, cói nguyên liệu, dăm gỗ sang thị trường Trung Quốc.. Trước tình hình này, các doanh nghiệp và ngành chức năng đang nỗ lực tìm các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nông, thủy sản do bị phụ thuộc vào một thị trường.

Với gần như 100% sản phẩm tinh bột sắn được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, nên ngay khi có dịch covid- 19 xảy ra, các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn Thanh Hóa đã phải tạm ngừng việc xuất hàng cho đối tác.

Hiện mặt hàng tinh bột sắn dang tồn đọng tại các nhà máy khoảng 21 nghìn tấn. Riêng tại Công ty TNHH Chế biến nông lâm sản xuất khẩu Như Xuân tồn đọng gần 8.000 tấn tinh bột sắn, tương đương gần 100 tỷ đồng.

Lãnh đạo nhà máy cho biết, dù gặp khó khăn, nhưng Công ty vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá bình ổn, đảm bảo cho người trồng sắn có lãi. Mặt khác, doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất chế biến, chờ đợi hoạt động xuất khẩu với Trung Quốc trở lại bình thường. 

Ông Lê Ngọc Hạnh  Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Chế biến nông lâm sản xuất khẩu Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa  (6120- 02:38 DN cũng không dừng lại đc, bắt buộc vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh để giải quyết tất cả những nguồn hàng đã đàu tư cùng bà con; chúng tôi cũng có biện pháp rất cụ thể, thứ nhất bằng nguồn vốn , huy động các ngồn vốn để kích cầu;tập trung 3 trong 1: DN, nông dân và ngân hàng kết hợp lại với nhau để giải tỏa việc này "
Ông Lê Ngọc Hạnh Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Chế biến nông lâm sản xuất khẩu Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa: "Doanh nghiệp cũng không dừng lại được, bắt buộc vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh để giải quyết tất cả những nguồn hàng đã đàu tư cùng bà con; chúng tôi cũng có biện pháp rất cụ thể, thứ nhất bằng nguồn vốn, huy động các ngồn vốn để kích cầu ;tập trung 3 trong 1: doanh nghiệp, nông dân và ngân hàng kết hợp lại với nhau để giải tỏa việc này"

Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản qua đường tiểu ngạch với Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng ngay lập tức và nặng nề.

Chẳng hạn với mặt hàng ớt xuất khẩu, do lâu nay các doanh nghiệp chủ yếu thu mua, bán sản phẩm tươi không qua chế biến sâu nên khi đối tác ngừng nhập hàng, nhiều doanh nghiệp đã phải tìm thuê kho lạnh để bảo quản sản phẩm hoặc đưa vào bể muối, chấp nhận giá trị sản phẩm giảm gần một nửa. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp trước mắt, bởi lượng hàng tồn kho lớn, chi phí phát sinh tăng.

Bà Nguyễn Thị Tình  Giám đốc Công ty TNHH và dịch vụ Tình Cầm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa  (6087- 01:44 hàng mua của bà con nông dân từ hàng cuống sang bẻ tai, thuê kho lạnh, thuê nhân công,.giá chắc cũng phải lỗ từ 4-5 nghìn 1kg;với số lượng hàng lớn như thế này chắc chắn vụ ớt năm nay sẽ lỗ rất nhiều; bình thường như doanh nghiệp gối 8-10 công hàng nhưng nay đã lên đến 60 công hàng rồi rất khó khăn về đồng vốn huy động "
Bà Nguyễn Thị Tình Giám đốc Công ty TNHH và dịch vụ Tình Cầm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa: "Hàng mua của bà con nông dân từ hàng cuống sang bẻ tai, thuê kho lạnh, thuê nhân công,.giá chắc cũng phải lỗ từ 4-5 nghìn 1kg;với số lượng hàng lớn như thế này chắc chắn vụ ớt năm nay sẽ lỗ rất nhiều; bình thường như doanh nghiệp gối 8-10 công hàng nhưng nay đã lên đến 60 công hàng rồi rất khó khăn về đồng vốn huy động"

Theo đánh giá của Sở Công thương Thanh Hóa, tuy xuất khẩu của Thanh Hóa sang Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 5,8% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, nhưng các măt hàng nông lâm thủy sản lại chiếm tới 57% cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc nên mức độ ảnh hưởng khá lớn.

Hiện các ngành Công thương, Nông nghiệp đang khẩn trường rà soát những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất, kinh doanh để kịp thời đề xuất các giiải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng như lâu dài. Về phía doanh nghiệp không còn cách nào khác phải tăng cường bảo quản, chế biến, đa dạng hóa thị trường, để giảm bớt sự phụ thuộc vào một thị trường.

Theo THNM 23/2/2020