Thư pháp – Nét đẹp văn hoá dân tộc

08:50 - 01/02/2019

(TTV) - Thư pháp, một thú chơi tao nhã mỗi khi tết đến xuân về đang ngày càng thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, không chỉ ở lớp người cao tuổi hoặc trung niên mà cả thanh niên cũng tập viết thư pháp, tìm mua và xin chữ thầy đồ tại các dịp lễ hội. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy, thư pháp đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa Việt.

 

Tại triển lãm sách báo mùa xuân và lễ hội thư pháp xuân Kỷ Hợi 2019 (diễn ra tại Thư viện tỉnh từ 30-1 (tức 25-12 âm lịch) đến hết ngày 12-2 (tức mùng 8 tháng giêng âm lịch), rất đông học sinh quan tâm, say sưa tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp.
Tại triển lãm sách báo mùa xuân và lễ hội thư pháp xuân Kỷ Hợi 2019 - diễn ra tại Thư viện tỉnh từ 30/1 (tức 25/12 âm lịch) đến hết ngày 12/2 (tức mùng 8 tháng giêng âm lịch), rất đông học sinh quan tâm, say sưa tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp.

Thư pháp có nghĩa ban đầu là phương pháp viết chữ cho sao chuẩn xác, cho đẹp, sau đó cùng với thời gian, thư pháp đã vượt ra khỏi ý nghĩa ban đầu và trở thành nghệ thuật viết chữ cách điệu, tạo ra những hình tượng nghệ thuật thể hiện ý tứ trực giác hoặc sâu xa của tác giả.

Thư  pháp xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam là chữ Hán, sau đó được Việt hoá bằng chữ Nôm (dùng chữ Hán ghi âm tiếng Việt), chính vì vậy thư pháp chữ Hán của Việt Nam dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng vẫn có những nét khác biệt, mềm mại mà không yếu đuối, nét chữ bay bướm nhưng vẫn sâu lắng, chừng mực. Để viết được thư pháp bằng chữ Hán, chữ Nôm, người viết cần phải am hiểu về ý nghĩa của các chữ, có nền tảng kiến thức thâm sâu về kết hợp và phân bố hình khối, tạo dáng chữ qua từng đường nét.

Chữ Hán, chữ Nôm rất giầu tính tượng hình, chữ khi viết ra sẽ giống như một bức tranh để càng nhìn chúng ta càng thấy được những ý tứ, hình ảnh ẩn trong mỗi đường nét.
Chữ Hán, chữ Nôm rất giầu tính tượng hình, chữ khi viết ra sẽ giống như một bức tranh để càng nhìn chúng ta càng thấy được những ý tứ, hình ảnh ẩn trong mỗi đường nét.

Cùng với thời gian, khi chữ Quốc ngữ ra đời, nhiều người Việt đã nghĩ ngay tới việc viết sao cho đẹp, và Thư pháp chữ Việt cũng ra đời từ đó. Thư pháp Quốc ngữ khác với chữ Hán, chữ Nôm, bởi không nằm trong khuôn khổ mà tự do, phá cách nhiều hơn. Chữ Quốc ngữ không phải chữ tượng hình nên thường người viết phải khéo léo biến tấu nó thành những hình vẽ khác nhau theo ý nghĩa muốn biểu đạt. Hiện dòng thư pháp này có 5 kiểu chữ viết: chân tự (chân phương), biến tự (cách điệu), cuồng thảo (cá biệt), mộc bản và mô phỏng.

Rất nhiều cách viết chữ đã được tạo ra, đẹp, hấp dẫn, mang đầy đủ yêu cầu của một bức thư pháp được công chúng tiếp nhận và hoan nghênh.
Rất nhiều cách viết chữ đã được tạo ra, đẹp, hấp dẫn, mang đầy đủ yêu cầu của một bức thư pháp được công chúng yêu thích.

 

 

 

Kết hợp với tinh hoa cây bút lông, đường bút của người Việt có thể tạo ra những nét chữ đầy nghệ thuật, khi to, khi nhỏ có khi thật mảnh mai, uyển chuyển, uốn lượn, có khi lại vô cùng mạnh mẽ, dứt khoát, rắn rỏi sắc cạnh. Những nét chữ đó tạo nên nhịp điệu, sắc thái, linh hồn cho bức thư pháp
Kết hợp với tinh hoa cây bút lông, đường bút của người Việt có thể tạo ra những nét chữ đầy nghệ thuật, khi to, khi nhỏ có khi thật mảnh mai, uyển chuyển, uốn lượn, có khi lại vô cùng mạnh mẽ, dứt khoát, rắn rỏi sắc cạnh. Những nét chữ đó tạo nên nhịp điệu, sắc thái, linh hồn cho bức thư pháp

 

Thư pháp luôn gắn liền với nét văn hoá xin chữ của người dân Việt. Những người xin chữ thường mong muốn những điều may mắn tốt đẹp trong cuộc sống, và đặc biệt là những nhà có người theo học, mong được con chữ của Thánh hiền, sẽ may mắn trong học hành thi cử. 

Cô Hoàng Thị Sơn Quyên, trường THCS Điện Biên cho biết năm tới, con của 2 cô giáo trong trường sẽ thi tốt nghiệp và thi học sinh giỏi toán cấp thành phố nên hôm nay cô xin thầy đồ 2 chữ Đăng Khoa để mong các cháu thi cử thành công.
Cô Hoàng Thị Sơn Quyên, trường THCS Điện Biên cho biết năm tới, con của 2 cô giáo trong trường sẽ thi tốt nghiệp và thi học sinh giỏi toán cấp thành phố, nên cô đã xin thầy đồ 2 chữ Đăng Khoa để mong các cháu thi cử thành công.

 

 

Em Mai Anh ở thành phố Thanh Hóa cho biết em xin chữ Nhẫn để luôn tự nhắc nhở mình làm gì cũng phải kiên trì nhẫn nại như vậy mới có thể thành công.
Em Mai Anh ở thành phố Thanh Hóa cho biết em xin chữ Nhẫn để luôn tự nhắc nhở mình làm gì cũng phải kiên trì nhẫn nại mới có thể thành công.

 

Hiện nay thư pháp chữ và thư pháp tranh đang được nhiều người yêu thích. Gia đình chị Hà Vân ở phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hoá đã mua 7 bức tranh thư pháp về các chữ Gia Đình, Vợ Chồng, chữ An, chữ Tâm, chữ Phúc để biếu tặng cho 2 bên gia đình nội ngoại.
Hiện nay tranh thư pháp đang được nhiều người yêu thích. Gia đình chị Hà Vân ở phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hoá đã mua 7 bức tranh thư pháp với các chữ Gia Đình, chữ An, chữ Tâm, chữ Phúc để biếu tặng cho 2 bên gia đình nội ngoại.

 

Chị Hà Vân cho biết tranh thư pháp mang nhiều ý nghĩa, lại bền với thời gian. Bản thân chị cũng chọn bức tranh chữ An treo trong phòng để cầu mong cuộc sống được bình an.
Chị Hà Vân cho biết tranh thư pháp mang nhiều ý nghĩa, lại bền với thời gian. Bản thân chị cũng chọn bức tranh chữ An treo trong phòng để cầu mong cuộc sống được bình an.

 

Xu hướng viết chữ đẹp theo thư pháp hiện nay còn được nhiều thể hiện trên quả bưởi, quả dừa hay các lon nước ngọt. Những nét cw
Xu hướng viết chữ đẹp theo thư pháp hiện nay còn được thể hiện trên quả bưởi, quả dừa hay các lon nước ngọt, đây  là hình thức sáng tạo chữ viết đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hành.

Xã hội càng phát triển, việc tìm về với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc là điều rất đáng quý. Tìm đến với nghệ thuật thư pháp vào mỗi dịp đầu xuân không chỉ là cách để tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn góp cho phong vị của ngày xuân càng thêm đậm đà.

Minh Hương