Thừa cân ảnh hưởng đến chứng viêm khớp hông, khớp gối như thế nào?

13:50 - 17/06/2018

Béo phì khi trưởng thành được xem là yếu tố khiến tình trạng viêm khớp tồi tệ hơn nhưng nghiên cứu mới nhất cho thấy thừa cân béo phì khi nhỏ cũng làm tăng nguy cơ viêm khớp sau này.

 

Cân nặng của một người khi nhỏ thực sự tác động tới viêm khớp hông, khớp gối nhiều hơn so với cân nặng khi trưởng thành.
Cân nặng của một người khi nhỏ thực sự tác động tới viêm khớp hông, khớp gối nhiều hơn so với cân nặng khi trưởng thành.

Béo phì là là một tình trạng khủng hoảng toàn cầu và gây hậu quả nghiêm trọng không kém gì ung thư hay bệnh tim.

Viêm xương khớp gây đau khớp, cứng khớp; tình trạng sưng và đau có thể nặng lên theo thời gian, thường gặp ở đầu gối, hông và bàn tay. Nguyên nhân là do sụn khớp bị vỡ, khiến khả năng bạo vệ các đầu xương bị ảnh hưởng. Thừa cân có thể làm tình trạng viêm khớp tồi tệ hơn do tăng gánh nặng cho khớp xương.

Nghiên cứu mới nhất công bố tại Hội nghị thường niên châu Âu về bệnh thấp khớp 2018 (EULAR) cho thấy điều này có thể bắt đầu rất lâu trước khi tình trạng viêm khớp được chẩn đoán.

Nghiên cứu với 377.000 người tham gia chỉ ra rằng béo phì ở trẻ và viêm xương khớp - dạng bệnh phổ biến nhất ở người già – có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Johannes W. Bijlsma, chủ tịch EULAR 2018, cho biết: “Béo phì thơ ấu và trưởng thành đề là vấn nạn sức khỏe cộng đồng. Bằng di truyền học để tìm kiếm các dấu ấn sinh học, các nhà nghiên cứu nhận thấy mối quan hệ nhân quả giữa thừa cân, béo phì với bệnh viêm xương khớp. Đây sẽ là động lực để giải quyết vấn đề béo phì và giảm thiểu tình trạng khuyết tật liên quan”.

Nghiên cứu cũng dựa trên chỉ số BMI (so sánh chiều cao và cân nặng) để xác định xem liệu người đó có thừa cân hay không. Trong đó, BMI trên 30 là béo phì và nằm trong 18,5-24,9 là khỏe mạnh.

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng cữ mỗi chỉ số khối cơ thể người lớn (BMI= 1 kg / m2) tăng, tỷ lệ viêm khớp tự phát, viêm khớp gối hoặc viêm khớp hông tăng 2,7%, 1,3% và 0,4% tương ứng. BMI ở trẻ em làm tăng đáng kể tỷ lệ viêm khớp tự phát, viêm khớp gối hoặc viêm khớp hông với các chỉ số lần lượt là 1,7%, 0,6% và 0,6% trên mỗi đơn vị BMI tương ứng.

Các nhà nghiên cứu cũng chưa tìm thấy mối liên quan giữa béo phì và viêm khớp tay.

Trưởng nhóm nghiên cứu, GS. Daniel Prieto-Alhambra cho biết: “Các kết quả cho thấy tác động của BMI ở người trưởng thành với viêm khớp gối mạnh hơn trong khi BMI khi nhỏ lại tác động tới khớp gối và khớp hông”.

“Điều thú vị là các phát hiện của chúng tôi trái ngược các nghiên cứu trước đây khi cho rằng có mối liên quan giữa béo phì khi nhỏ với viêm khớp tay”.

Thêm cân nặng, thêm áp lực lên khớp

Béo phì có thể làm cho viêm khớp thêm trầm trọng bởi trọng lượng cơ thể càng nặng, các khớp ở hông, đầu gối càng phải chịu nhiều áp lực. Còn nếu đã bị viêm khớp thì sự “đè nén” của trọng lượng cơ thể càng khiến khớp nhanh hư hại.

Theo Quỹ Viêm khớp, mỗi trọng lượng thừa sẽ khiến khớp gối tăng thêm áp lực tương đương 1,8kg. Vì vậy, 1 người thừa 4,5kg sẽ khiến gối chịu thêm 18kg áp lực. Nếu 1 người thừa 44kg kg cân nặng, thì đầu gối sẽ chịu thêm 181kg áp lực.

Nhân Hà/Dân trí