Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương qua các thời kỳ lịch sử

18:14 - 02/04/2020

(TTV) - Ngày 10/3 âm lịch, ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được bền bỉ trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành điểm tựa tinh thần góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí của cả dân tộc về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dù ở giai đoạn nào.

 

Theo truyền thuyết tại Đền Hùng: Sau khi được Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi, Thục Phán đã dựng Cột đá thề trên núi Nghĩa Lĩnh, nguyện trọn đời bảo vệ giang sơn, gấm vóc mà Vua Hùng trao lại và đời đời hương khói trông nom lăng miếu Tổ tiên.

Những triều đại phong kiến đều rất chú trọng và khuyến khích người dân thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.  Khi nước nhà được độc lập, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới việc thờ tự các Vua Hùng - Tổ tiên chung của dân tộc.

GS Sử học Dương Trung Quốc: Sau khi giành độc lập, lễ giỗ tổ Hùng vương đầu tiên năm 1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì ở thủ đô, Phó Chủ tịch nước là cụ Huỳnh Thúc Kháng dẫn đầu đoàn chính phủ lên tận Phú Thọ dâng lễ trong đó có bản đồ lành lặn và một thanh gươm tỏ rõ ý chí quyết tâm bảo vệ non sông.
GS Sử học Dương Trung Quốc: Sau khi giành độc lập, lễ giỗ tổ Hùng vương đầu tiên năm 1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì ở thủ đô, Phó Chủ tịch nước là cụ Huỳnh Thúc Kháng dẫn đầu đoàn chính phủ lên tận Phú Thọ dâng lễ trong đó có bản đồ lành lặn và một thanh gươm tỏ rõ ý chí quyết tâm bảo vệ non sông.

Xuyên suốt tiến trình lịch sử dân tộc, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là sự kết nối lịch sử, vượt lên trên sự khác biệt của các chế độ xã hội để có biểu tượng cội nguồn duy nhất. Đó cũng chính là nguồn gốc tạo nên sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương sẽ tiếp tục là điểm tựa cho khối đại đoàn kết dân tộc, vun bồi ý chí, năng lực nội sinh của con người Việt Nam, để mỗi người tự tin vững bước đến tương lai.

Bản tin 18h30 TTV