Tổng kết công tác phòng chống thiên tai năm 2019

22:15 - 27/05/2020

(TTV) - Sáng 27/5, UBND tỉnh tổ chức h ội nghị trực tuyến t ổng kết công tác p hòng chống thiên tai và t ìm kiếm cứu nạn năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020. Đ ồng chí Ng u yễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy P hòng chống thiên tai và t ìm kiếm cứu nạn tỉnh và Đại tá Lê Văn Hùng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ huy P hòng chống thiên tai và t ìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì hội nghị.

 

Đây là lần đầu tiên hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được tổ chức theo hình thức trực tuyến tới 27 huyện thị thành phố trong tỉnh với sự tham dự của hơn 1.200 đại biểu là lãnh đạo các địa phương, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp. Điều này cho thấy: công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngày càng được các ngành, các địa phương quan tâm và nghiêm túc thực hiện.

Báo cáo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Thanh Hoá cho thấy: năm 2019, mặc dù thiên tai không diễn ra dồn dập và khốc liệt nhưng lại mang nhiều yếu tố cực đoan, dị thường; đặc biệt đợt mưa lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, cơ sở hạ tầng và môi trường trên địa bàn huyện Quan Sơn, Mường Lát và một số địa phương khác. Trong năm 2019, Thanh Hoá hứng chịu 11 trận thiên tai với thiệt hại ước tính khoảng 1.403 tỷ đồng. Với ý thức chủ động phòng chống thiên tai của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân; công tác chuẩn bị phòng ngừa, ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” được quan tâm, triển khai thực hiện chu đáo nên đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Công tác khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện khẩn trương, hiệu quả. Có địa phương, tiêu biểu như Quan Sơn, đã có những cách làm sáng tạo, giúp sớm ổn định đời sống và khôi phục sản xuất cho Nhân dân.

Tuy nhiên, công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai vẫn còn bộc lộc một số hạn chế, như: công tác dự báo, cảnh báo vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong bối cảnh thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp; phương án ứng phó của một số địa phương chưa sát với thực tế nên còn bị động, lúng túng; lực lượng và phương tiện tìm kiếm cứu nạn còn mỏng; một bộ phận người dân còn chủ quan, chưa chấp hành theo sự chỉ huy, điều hành của chính quyền trong phòng chống thiên tai…

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền khẳng định: công tác phòng chống thiên tai của Thanh Hoá đã tích cực, chủ động, cụ thể và toàn diện hơn; không chỉ tập trung cho phòng chống lụt bão mà đã coi trọng phòng chống tất cả các hình thái diễn biến của thiên tai; nhận thức, ý thức, trách nhiệm và kỹ năng phòng chống thiên tai của các cấp chính quyền và người dân đã được nâng lên; công tác triển khai ứng phó được tổ chức chặt chẽ, linh hoạt và kịp thời; công tác khắc phục hậu qua do thiên tai gây ra được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả, góp phần sớm ổn định đời sống và sản xuất của Nhân dân.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của các ngành, các địa phương và nhấn mạnh: với dự báo diễn biến của thời tiết ngày càng phức tạp và cực đoan thì cấp uỷ chính quyền các địa phương, các cấp, các ngành cần tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phòng chống thiên tai; tạo sự thống nhất cao trong cấp uỷ đảng, chính quyền và Nhân dân đối với công tác phòng chống thiên tai; phải quán triệt sâu sắc tinh thần: phòng chống thiên tai vừa là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu vừa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền yêu cầu các địa phương, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của Nhân dân về công tác phòng chống thiên tai; nhất là tăng cường giáo dục kiến thức và kỹ năng phòng chống, ứng phó với thiên tai cho học sinh; khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, vì đa phần các công trình này đều đang chậm tiến độ; các địa phương cần xác định các trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai, như: quản lý hồ đập, đê điều, khơi thông, nạo vét luồng lạch, công tác di dân…

Cũng tại hội nghị, Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh đã công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 15 tập thể và 26 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019.

Bản tin Thời sự tối TTV