Trường nghề "chuyển mình" trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

21:01 - 19/04/2018

(TTV) - Thị trường lao động sẽ có những thay đổi lớn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi mà các công việc giản đơn sẽ dần bị thay thế bởi robot và yêu cầu làm chủ công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại ngày càng cao. Thực tế này đòi hỏi các trường nghề phải có sự thay đổi trong công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường.

 

Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa bỏ ra nhiều tỷ đồng để mua sắm, đầu tư  các máy móc thiết bị hiện đại, phục vụ cho công tác dạy nghề,
Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa mua sắm, đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại, phục vụ cho công tác dạy nghề.

Máy tiện CNC công nghệ cao, Robot hàn tự động... Những loại máy móc hiện đại, đắt tiền đã được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp từ nhiều năm nay. Nhưng với các sinh viên của đa số trường dạy nghề thì chỉ được biết đến những loại máy móc này trong tài liệu giảng dạy của giáo viên, hay tham khảo trên mạng internet, chứ khó có cơ hội được tiếp cận và thực hành. Vì vậy, khi Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa bỏ ra nhiều tỷ đồng để mua sắm, đầu tư  các máy móc thiết bị hiện đại, phục vụ cho công tác dạy nghề, đã tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng thực hành, qua đó dễ bắt nhịp với công việc thực tế sau khi ra trường.

Ông Hà Hữu Tĩnh - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa: Hàng năm nhà trường sắp xếp, lựa chọn cán bộ giáo viên nhà trường đi học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đổi mới; điều chỉnh, chỉnh sửa giáo trình đào đạo và hàng năm bổ sung thêm nhiều máy móc, thiết bị mới để đáp ứng CMCN 4.0.

Ông Hà Hữu Tĩnh - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa: Hàng năm nhà trường sắp xếp, lựa chọn cán bộ giáo viên nhà trường đi học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đổi mới; điều chỉnh, chỉnh sửa giáo trình đào đạo và hàng năm bổ sung thêm nhiều máy móc, thiết bị mới để đáp ứng CMCN 4.0.

Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đổi mới nội dung chương trình đào tạo, một số nhà trường cũng tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, một mặt để đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, mặt khác tạo môi trường cho các sinh viên rèn luyện kỹ năng lao động thực tế. Qua đó, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa chất lượng nguồn nhân lực và yêu cầu của doanh nghiệp, tăng cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

Ông Lương Văn Sinh - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề thương mại du lịch Thanh Hóa: Nhà trường cũng đang xác định định hướng đào tạo trước mắt theo hướng đổi mới phương pháp đào tạo truyền thống, ứng dụng công nghệ, thay đổi bộ máy nhà trường, tiếp cận công nghệ tiên tiến và kết nối với các doanh nghiệp. những năm qua nhà trường thực hiện kết nối với doanh nghiệp khá là tốt, hiện nay tất cả các học sinh nhà trường đều đã được các tập đoàn đến ký hợp đồng tuyển dụng làm việc, học sinh ra trường 100% đều có việc làm…

Ông Lương Văn Sinh - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề thương mại du lịch Thanh Hóa: Nhà trường cũng đang xác định định hướng đào tạo trước mắt theo hướng đổi mới phương pháp đào tạo truyền thống, ứng dụng công nghệ, thay đổi bộ máy nhà trường, tiếp cận công nghệ tiên tiến và kết nối với các doanh nghiệp. những năm qua nhà trường thực hiện kết nối với doanh nghiệp khá là tốt, hiện nay tất cả các học sinh nhà trường đều đã được các tập đoàn đến ký hợp đồng tuyển dụng làm việc, học sinh ra trường 100% đều có việc làm…

Nếu không đổi mới sẽ bị tụt hậu, và khi đó các trường dạy nghề sẽ rất khó khăn trong công tác tuyển sinh. Vì vậy, những nỗ lực của các nhà trường là dễ hiểu trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động như hiện nay. Tuy nhiên, dù nỗ lực cố gắng đến mấy, thì vẫn còn không ít khó khăn thách thức đối với các nhà trường, trong đó quan trọng nhất là nguồn vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị dạy học.

Nguồn vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị dạy học còn gặp nhiều khó khăn

Nguồn vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị dạy học còn gặp nhiều khó khăn

Việt Nam đang được đánh giá là một trong những nước có năng suất lao động thấp so với khu vực và thế giới. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào dần không còn là lợi thế của quốc gia, thậm chí có thể trở thành gánh nặng, khi mà chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Do vậy, đổi mới công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động là vấn đề hết sức quan trọng đang được đặt ra./.

Lê Quỳnh – Quang Khải – Đăng Tuyển