Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ di sản văn hóa

21:40 - 17/04/2019

(TTV) - Từng cá nhân và cộng đồng dân cư có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Câu chuyện về quá trình bảo vệ tấm bia cổ sau đây một lần nữa cho thấy sự tồn vong của nhiều di sản phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm của cộng đồng.

 

Đây là bia chùa Minh Tịnh, ở thôn Thọ Văn, xã Hoằng Phúc, huyện Hoằng Hóa, có niên đại sớm nhất dưới triều Lý, năm 1090. Quý giá là vậy nhưng giới nghiên cứu mới biết đến tấm bia này gần chục năm nay.
Tấm bia chùa Minh Tịnh, ở thôn Thọ Văn, xã Hoằng Phúc, huyện Hoằng Hóa, có niên đại sớm nhất dưới triều Lý, năm 1090. Quý giá là vậy nhưng giới nghiên cứu mới biết đến tấm bia này gần chục năm nay.

Trước đó, trong suốt gần 1 thế kỷ, dù chưa hiểu giá trị, ý nghĩa quan trọng của tấm bia, các thế hệ người dân làng Thọ Văn vẫn có ý thức trân trọng, giữ gìn tấm bia như báu vật của làng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của thiên tai, chiến tranh, dù phải di chuyển qua nhiều nơi, nhưng đến nay, thân bia vẫn còn nguyên vẹn.

Đường nét hoa văn, chữ khắc trên bia rõ nét. Rõ ràng, nếu không có sự quan tâm, bảo vệ của người dân và chính quyền địa phương, có lẽ, đến nay, một di sản quý của quốc gia đã không còn.

Ngày nay, văn bia thời Lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn lại không nhiều. Bia chùa Minh Tịnh là một trong 5 tấm bia thời Lý có ghi chép về địa danh Thanh Hóa hiện còn lưu giữ được và là những sử liệu quan trọng về xứ Thanh.

Ông Đinh Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phúc, huyện Hoằng Hóa: Sau khi các nhà khoa học nghiên cứu, xác định niên đại của tấm bia, chính quyền địa phương xác định đây là tấm bia có giá trị trong việc giáo dục truyền thống, bảo tồn những di sản quý giá. Thôn đã xây dựng nhà tạm, gìn giữ cho tấm bia
Ông Đinh Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phúc, huyện Hoằng Hóa: Sau khi các nhà khoa học nghiên cứu, xác định niên đại của tấm bia, chính quyền địa phương xác định đây là tấm bia có giá trị trong việc giáo dục truyền thống, bảo tồn những di sản quý giá. Thôn đã xây dựng nhà tạm, gìn giữ cho tấm bia

Di sản văn hóa là những “chứng nhân” lịch sử; là “cánh cửa” để hậu thế bước vào thế giới của các bậc tiền nhân. Câu chuyện về việc giữ gìn tấm bia cổ chùa Minh Tịnh cho thấy, ở bất cứ giai đoạn nào, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ di sản cũng cần được quan tâm để mỗi người dân xác định được thái độ, hành vi ứng xử đúng mực trước những tài sản vô giá mà cha ông để lại. 

Cẩm Tú – Linh Sơn