Vấn nạn tin giả, tin xuyên tạc tràn lan trên mạng xã hội

18:32 - 20/03/2018

(TTV) - Trước sự phản ứng mạnh mẽ của các nhà chức trách trên toàn thế giới, một loạt các nhà cung cấp nền tảng mạng xã hội lớn như facebook, youtube của google… đều đưa ra các biện pháp ngăn chặn tin giả, tin xuyên tạc qua ứng dụng "chỉ số tin cậy" được cài đặt sẵn. Ứng dụng này cho phép người dùng đánh giá mức độ xác thực của thông tin, làm nền tảng bài trừ tin giả. Thế nhưng, khi ứng dụng chỉ số tin cậy còn chưa kịp phát huy hết công dụng của nó thì tin giả, tin xuyên tạc vẫn hàng ngày phát triển và lây lan với những chiêu thức ngày càng tinh vi hơn. Và một lần nữa, câu chuyện làm sao để tỉnh táo trước thông tin trên internet lại trở thành bài toán đặt ra cho chính người dùng mạng.

 

 

Ngày 21/7/2017, một địa chỉ facebook có tên Hương Trần đã đăng tải thông tin về vụ bắt cóc trẻ em tại xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc. Ngay sau khi đăng tải, bài viết này đã nhận được vố số lượt thích, bình luận trên mạng xã hội với tốc độ chia sẻ chóng mặt. Tuy nhiên, sau khi xác minh, thông tin này thực chất chỉ là một câu chuyện tưởng tượng do chủ facebook trú tại xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa đăng tải nhằm thu hút lượng lớn người truy cập vào trang facebook cá nhân của mình. Ngày 6/11/2017, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa quyết định xử phạt chủ nhân trang facebook này 5 triệu đồng. 

Không chỉ đăng tải những câu chuyện không có thật với mục đích chỉ để câu like, nhiều tổ chức, cá nhân còn lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc thông tin, bóp méo lịch sử, nhận định phiến diện các vấn đề trong xã hội, bôi nhọ danh dự các tập thể, cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn đối với công chúng và sử dụng mạng xã hội như công cụ hữu hiệu để lan truyền những thông tin độc hại này.Ngày 21/7/2017, một địa chỉ facebook có tên Hương Trần đã đăng tải thông tin về vụ bắt cóc trẻ em tại xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc. Ngay sau khi đăng tải, bài viết này đã nhận được vô số lượt thích, bình luận trên mạng xã hội với tốc độ chia sẻ chóng mặt. Tuy nhiên, sau khi xác minh, thông tin này thực chất chỉ là một câu chuyện tưởng tượng do chủ facebook trú tại xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa đăng tải nhằm thu hút lượng lớn người truy cập vào trang facebook cá nhân của mình. Ngày 6/11/2017, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa quyết định xử phạt chủ nhân trang facebook này 5 triệu đồng.

 Ở nước ta, chỉ tính từ đầu năm 2016 đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện khoảng 800 tài khoản facebook, gần 300 kênh Youtube do các đối tượng chống đối trong và ngoài nước quản trị thường xuyên đăng tải thông tin xuyên tạc, bịa đặt nhằm công kích, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tung tin thất thiệt gây hoang mang dư luận. Dưới góc độ pháp luật, những hành vi đăng tải, phát tán, chia sẻ những thông tin xấu, độc, không đúng sự thật, có tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội; uy tín, danh dự của tổ chức và cá nhân… dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều vi phạm, hậu quả của nó: nhẹ là xử phạt hành chính, nặng là chịu trách nhiệm hình sự.

Những kẻ tung tin giả, tung tin xuyên tạc, sai sự thật sẽ phải chịu sự trừng phạt thích đáng của pháp luật, nhưng hậu quả mà thông tin ấy để lại cho nạn nhân là hết sức to lớn. Cuộc đời của một con người, một tập thể bị nhiều ảnh hưởng tiêu cực chỉ sau một bài viết trên internet, sau một cú click chuột vô ý thức của người dùng mạng. Do đó, điều cốt yếu vẫn là sự tỉnh táo của người dùng mạng xã hội trước những thông tin trên internet, để lòng tin của chính mình bị kẻ xấu lợi dụng, và đó cũng là cách để tôn trọng và giảm thiểu tổn thương cho cuộc đời của nhiều người khác, bởi với sự bùng nổ của internet, đặc biệt là mạng xã hội, ai trong chúng ta cũng có thể là nạn nhân của tin giả, tin xuyên tạc./.

Tuyết Hạnh – CA tỉnh Thanh Hóa