WHO tái khẳng định lợi ích của việc tiêm vaccine AstraZeneca lớn hơn nhiều so với rủi ro

18:19 - 16/04/2021

Ngày 15/4, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu Hans Kluge tái khẳng định lợi ích của việc tiêm vaccine AstraZeneca vẫn lớn hơn nhiều so với những rủi ro.

 

Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, ông Kluge nêu rõ: "Hãy làm rõ để không còn hoài nghi, vaccine AstraZeneca mang lại hiệu quả trong giảm số ca nhập viện do COVID-19 và ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng dẫn tới tử vong. WHO đã khuyến nghị tiêm vaccine này càng sớm càng tốt cho những người trưởng thành nhằm tăng sức đề kháng đối với virus SARS-CoV-2".

Quan chức WHO cũng chỉ ra rằng trong số 200 triệu người đã tiêm vaccine AstraZeneca, chỉ có rất ít ca mắc rối loạn đông máu hiếm gặp. Ông nhấn mạnh nguy cơ mắc đông máu ở những bệnh nhân COVID-19 cao hơn nhiều so với những người tiêm vaccine AstraZeneca.

Phát biểu trên của ông Kluge được đưa ra trong bối cảnh, vắc xin phòng COVID-19 của Hãng AstraZeneca có liên hệ với biến chứng đông máu rất hiếm sau tiêm, và Mỹ ngày 13/4 khuyến cáo tạm ngưng sử dụng vắc xin của Johnson & Johnson (J&J) vì lý do tương tự. Thông tin trên đang khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là những người đã từng tiêm hai loại vaccine này.

Bác sỹ Roche waleski – giám đốc CDC mỹ nhận định: “Những trường hợp gặp đông máu là cực hiếm. Chúng tôi tin rằng thông qua việc tạm ngừng sử dụng vaccine Jonsson and Johnson, chúng tôi sẽ thu thập dữ liệu để củng bố niềm tin của các bạn.”

Trong khi đó, tại Anh, một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ nhập viện liên quan đến COVID-19 đã giảm 75% ở những người từ 80 đến 83 tuổi được tiêm mũi vaccine Pfizer thứ nhất. Tỷ lệ người mắc COVID giảm 70%.

Tổ chức y tế liên Mỹ cho rằng đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục lây lan chừng nào tất cả các quốc gia trên thế giới có thể triển khai chương trình tiêm chủng đại trà một cách công bằng.

Theo TSQT 16/4/2021