Xây dựng thương hiệu để phát triển làng nghề bền vững

11:12 - 20/01/2019

(TTV) - Hiện trên địa bàn Thanh Hóa có 25 nghề truyền thống và 155 làng nghề , trong đó có nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Việc phát triển các sản phẩm làng nghề đã giúp cư dân nông thôn nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy nhiên để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường thì việc đầu tư máy móc, nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là yếu tố rất cần thiết hiện nay.

 

Nghề chế biến mật mía tại xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành
Nghề chế biến mật mía tại xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành

Nghề chế biến mật mía tại xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành có từ cách đây  khoảng 50 năm. Để có 1 mẻ mật tầm 3 tạ, trước kia phải mất đến 6 tiếng đồng hồ do dùng sức trâu để kéo song hiện nay chỉ 1 tiếng rưỡi do chế biến bằng máy. Nước mía đun sôi khoảng 5 tiếng sẽ thành mật. Mỗi năm, người dân ở đây cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh hàng trăm tấn mật mía.

Năm 2018, hợp tác xã sản xuất mật mía xã Thạch Sơn đã thực hiện việc dán tem nhãn, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, do vậy sản phẩm được nhiều nơi biết đến hơn.

Ông Bùi Văn Tình - Phó chủ tịch UBND xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành:Trong thời gian tới chúng tôi tạo  điều kiện cho người dân vay vốn, đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường quản lý vệ sinh thực phẩm, nhằm quảng bá nhiều hơn sản phẩm mật mía Thạch Sơn đến với mọi người.
Ông Bùi Văn Tình - Phó chủ tịch UBND xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành: Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho người dân vay vốn, đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường quản lý vệ sinh thực phẩm, nhằm quảng bá nhiều hơn sản phẩm mật mía Thạch Sơn đến với mọi người.

Tại xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, nghề làm miến dong hiện thu hút sự tham gia của  200 hộ. Mỗi năm xã Cẩm Bình Bình sản xuất khoảng 1200-1500 tấn miến. Mức tiêu thụ vào dịp cận Tết tăng gấp 3 lần so với ngày thường. Tuy nhiên, hầu hết nguồn nguyên liệu làm miến rong ở Cẩm Bình đều phải nhập từ tỉnh ngoài, chủ yếu là ở Sơn La, nên rất khó kiểm soát được chất lượng, việc phát triển nghề vì vậy sẽ thiếu sự bền vững.

Để khắc phục tình trạng này, năm 2018, xã Cẩm Bình đã trồng thí điểm 20 ha rong, từng bước tạo chuỗi giá trị cho sản phẩm.

Ông Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy: Địa phương đang  từng bước chuyển đổi cây trồng tạo nguồn nguyên liệu ổn định…cùng với nguồn nguyên liệu sẽ phát triển chuỗi sản xuất, tạo ra sản phẩm miền rong an toàn mang thương biệu Cẩm Bình
Ông Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy: Địa phương đang từng bước chuyển đổi cây trồng để tạo nguồn nguyên liệu ổn định, cùng với nguồn nguyên liệu sẽ phát triển thành chuỗi sản xuất, tạo ra sản phẩm miền rong an toàn mang thương biệu Cẩm Bình

Hiện nay, Thanh Hóa có 337.000 lao động trong các ngành nghề nông thôn, với thu nhập bình quân từ 3 - 6 triệu đồng/ 1 người/ 1tháng. Tuy nhiên, mới chỉ có 14 sản phẩm nghề, làng nghề được cấp Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc có công nhận thương hiệu, nhãn mác. Tâm lý dựa vào danh tiếng của nghề truyền thống khiến người dân và địa phương ít chú trọng đến đầu tư phát triển thương hiệu làng nghề. Thực trạng này khiến nhiều sản phẩm làng nghề của Thanh Hóa ngày càng khó cạnh tranh trên thị trường khi người tiêu dùng có xu thế ưu tiên lựa chọn sản phẩm đảm bảo các yếu tố về tem nhãn và thương hiệu.

Thanh Tâm-Minh Quang