Xem xét, cho ý kiến dự thảo kế hoạch thực hiện một số dự án và quy hoạch trên địa bàn tỉnh

20:28 - 09/04/2018

(TTV) - Chiều 9/4, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã nghe và cho ý kiến vào dự thảo đề xuất Kế hoạch thực hiện các dự án theo hình thức PPP năm 2018 và danh mục quỹ đất có giá trị thương mại thu hút nhà đầu tư để đối ứng cho các dự án thực hiện theo hình thức PPP, hợp đồng BT; dự thảo Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và một số nội dung khác.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng chủ trì cuộc họp xem xét, cho ý kiến dự thảo kế hoạch thực hiện một số dự án và quy hoạch trên địa bàn tỉnh
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng chủ trì cuộc họp xem xét, cho ý kiến dự thảo kế hoạch thực hiện một số dự án và quy hoạch trên địa bàn tỉnh

Tại hội nghị, đại diện Sở Kế hoạch và đầu tư đã trình bày Kế hoạch thực hiện các dự án theo hình thức PPP năm 2018 và danh mục quỹ đất có giá trị thương mại thu hút nhà đầu tư để đối ứng cho các dự án thực hiện theo hình thức PPP, hợp đồng BT. Theo đó năm 2018, dự kiến triển khai thực hiện 13 dự án đã có nhà đầu tư quan tâm với tổng vốn đầu tư trên 4000 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực giao thông có 6 dự án, hạ tầng đô thị, 1 dự án, văn hóa, xã hội, thương mại 4 dự án, trụ sở làm việc, 1 dự án. Tổng diện tích quỹ đất dành cho đối ứng các dự án, dự kiến là 779 ha.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng kết luận. Đầu tư dự án PPP có nhiều hình thức, trong đó BT và BOT chỉ là 2 hình thức. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch đầu tư, trên cơ sở nghiên cứu từng dự án cụ thể đề xuất phương án đầu tư theo hình thức PPP phù hợp. Nghiên cứu bổ sung vào Kế hoạch những dự án các địa phương đề xuất bổ sung có tính khả thi. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và đầu tư tính toán lại tổng mức đầu tư, quỹ đất đối ứng của từng dự án một cách hợp lý, nguyên tắc là chỉ xem xét đầu tư theo hình thức BT, BOT đối với những dự án thật sự cần thiết để báo cáo UBND tỉnh.

Trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải đường thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải đề xuất điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải đường thủy nội địa đã được phê duyệt năm 2004
Trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải đường thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải đề xuất điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải đường thủy nội địa đã được phê duyệt năm 2004

Hội nghị cũng cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải đường thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải đề xuất điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải đường thủy nội địa đã được phê duyệt năm 2004. Theo đó, bổ sung, điều chỉnh, loại bỏ 1 số tuyến thủy nội địa, nâng chiều dài các tuyến giao thông thủy nội địa lên 830 km, bổ sung thêm 5 cảng, nâng số lượng cảng thủy nội địa lên 7 cảng, ưu tiên phát triển 62 bến thủy nội địa có chức năng bến tổng hợp, sửa chữa, bến du lịch, tăng 56 bến so với quy hoạch năm 2004. Việc điều chỉnh, bổ sung các tuyến, cảng, bến thủy nội địa dựa trên nhu cầu vận tải đường thủy, nhằm tạo sự  kết nối giữa vận tải đường thủy và đường bộ, nhằm từng bước xây dựng hệ thống GTVT đường thủy nội địa Thanh Hóa phát triển đồng bộ cả về luồng tuyến, cảng, bến, phương tiện và năng lực quản lý.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận của các ngành và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng thống nhất về chủ trương điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải thủy nội địa. Việc điều chỉnh quy hoạch một cách hợp lý và rất cần thiết nhằm nâng cao năng lực vận tải đường thủy, góp phần phát triển dịch vụ logistic trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Giao thông vận tải nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh cơ chế chính sách thu hút đầu tư để hình thành hệ thống cảng, bến thủy nội địa một cách hợp lý để hoàn thiện hạ tầng giao thông thủy nội địa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng  yêu cầu Sở Giao thông vận tải nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh cơ chế chính sách thu hút đầu tư để hình thành hệ thống cảng, bến thủy nội địa một cách hợp lý, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng yêu cầu Sở Giao thông vận tải nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh cơ chế chính sách thu hút đầu tư để hình thành hệ thống cảng, bến thủy nội địa một cách hợp lý, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Về việc triển khai dự án Không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn theo hình thức đối tác công tư BOT, theo báo cáo của Sở Kế hoach đầu tư và UBND TP Sầm Sơn, dự án có tổng vốn đầu tư trên 315 tỷ đồng do Công ty CP Tập đoàn FLC tự huy động vốn. Thời gian hoàn thành dự án là tháng 4/2017, song đến  nay, dự án mới thi công 14/15 hạng mục tổ hợp bar-café giải khát (hubway), 12/18 hạng mục tắm tráng và đồ bơi, 8/14 hạng mục chòi quan sát, 1/3 hạng mục khu vui chơi trẻ em, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đạt khoảng 60/315 tỷ đồng, tiến độ thi công công trình chậm so với hợp đồng BOT đã ký.

Kết luận về nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng ghi nhận những hiệu ứng tích cực của dự án Không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương, góp phần thay đổi hình ảnh, diện mạo đô thị, cung cách phục vụ của du lịch Sầm Sơn. Tuy nhiên, đến nay dự án đã thực hiện chậm tiến độ, đặc biệt là những hạng mục công cộng. Nguyên nhân chậm tiến độ có nguyên nhân do giải phóng mặt bằng, do lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, có nguyên nhân từ chủ đầu tư. Nhưng chịu trách nhiệm chính trong giám sát thực hiện hợp đồng BOT là UBND thành phố Sầm Sơn.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu TP Sầm Sơn và chủ đầu tư Công ty CP Tập đoàn FLC chủ động phối hợp để triển khai, khai thác dự án tuân thủ theo đúng hợp đồng BOT, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục cần thiết đảm bảo phục vụ cho  mùa du lịch 2018.

Phương Thảo - Xuân Trường

https://www.youtube.com/watch?v=NTUuBHc-pXM