ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Liệu Trung Quốc có khả năng đối trọng Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương?

Tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng tại châu Á- Thái Bình Dương buộc Trung Quốc xây dựng sức mạnh hải quân và điều này có thể làm gia tăng xung đột với Mỹ.

06/12/2018 07:40

Gần đây, Trung Quốc đã có những bước tiến lớn trong nỗ lực củng cố phạm vi ảnh hưởng của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Song việc theo đuổi tham vọng này sẽ đòi hỏi Trung Quốc xây dựng sức mạnh hải quân và điều này có thể làm gia tăng xung đột với Mỹ.

 

Phát biểu tại Diễn đàn An ninh Quốc tế Halifax vào ngày 17/11 Tư lệnh Hạm đội Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đô đốc Philip Davidson, cho hay Mỹ cần bảo vệ “sự sống còn” của chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” mở và tự do của mình.

“Mỹ luôn là một cường quốc Thái Bình Dương và điều này sẽ không thay đổi. Chúng ta không thể để Thái Bình Dương đơn độc nếu chúng ta đã muốn”, ông Davidson nói.

Tuy nhiên, đầu năm nay vị Đô đốc này trong một buổi điều trần trước Quốc hội đã nói Trung Quốc có đủ năng lực chi phối Biển Đông “trong tất cả các kịch bản không để gây ra chiến tranh”.

Khu vực Biển Đông và những căng thẳng xung quanh vấn đề tự do hàng hải và đòi chủ quyền lãnh thổ cho thấy sự đối đầu về chính trị và hải quân leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Thái Bình Dương.

Sau một loạt hội nghị cấp cao và các cuộc họp song phương gần đây, có thể thấy rõ rằng Bắc Kinh muốn “lĩnh xướng” trong việc đề ra nghị trình kinh tế và chiến lược cho cả khu vực. Và điều đó tất yếu dẫn đến sự đối đầu trong khu vực giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề ai sẽ là đối tác tốt hơn và trật tự nào cần theo đuổi.

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra gần đây cũng đã không ra được một thông cáo chung do nhưng căng thẳng về thương mại và an ninh giữa Washington và Bắc Kinh. Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trước đó tại Singapore cũng ghi nhận sự chỉ trích gay gắt phía Mỹ về sự mở rộng quân sự “gây hấn” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Sau Hội nghị APEC, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm Philippines và đã đạt được một biên bản ghi nhớ về hợp tác thăm dò dầu khí giữa hai nước ở Biển Đông. Thoả thuận này là một dấu hiệu cho thấy Philippines đang “bắt tay” với Trung Quốc kể từ sau khi nước này kiện Trung Quốc lên toà án quốc tế về tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Philippines vốn là một liên minh truyền thống của Mỹ.

Ông Gregory Poling, Giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington cho hãng truyền thông quốc tế Đức (DW) biết Bắc Kinh đang tiến hành thuyết phục các nước khác trong khu vực tin rằng sự hợp tác sẽ có lợi hơn là đối đầu.

“Nếu người Trung Quốc có thể thuyết phục các nước châu Á còn lại rằng họ đã thua thiệt như đã làm với Philippines và rằng Mỹ không đầu tư đúng hướng thì tất yếu Trung Quốc sẽ giành chiến thắng và khi đó các quốc gia châu Á sẽ bắt đầu phải nhượng bộ vì cảm thấy không có sự lựa chọn nào khác”, ông Poling phân tích.

Và trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh tạo dựng thế lực thông qua các chương trình cấp vốn vay, các thoả thuận về cơ sở hạ tầng và tiềm năng quân sự, sự lựa chọn bảo vệ những lợi ích này bằng sức mạnh ngày càng cận kề hơn.

Kịch bản đối đầu

Bắc Kinh coi phần lớn Biển Đông là chủ quyền lãnh thổ của mình, một tuyên bố trái với luật pháp quốc tế. Quân đội Trung Quốc đã biến nơi một thời chỉ là những bãi đá nổi và bãi cạn nhỏ thành các căn cứ quân sự vô cùng vững chắc.

Những căn cứ này cho Trung Quốc một lợi thế chiến lược. Ví dụ, căn cứ trên quần đảo Trường Sa có khả năng triển khai chiến đấu cơ có thể kiểm soát các đường vận tải đường biển chính.

“Cho dù hiện không nhìn thấy máy bay chiến đấu nào trên quần đảo Trường Sa, song Trung Quốc có thể ngay lập tức điều 72 chiến đấu cơ từ đảo này vào trạm chứa máy bay mà Trung Quốc đã xây dựng”, ông Poling nói.

Trung Quốc quả quyết rằng những cơ sở này được xây dựng vì “mục đích phòng thủ” song ông Poling cho rằng khó có thể tin vào điều này.

Ông Poling lập luận: “Nếu tôi xây một trạm chứa chiến đấu cơ, sao anh có thể tin rằng nó sẽ chỉ sử dụng cho mục đích phòng thủ? Lý lẽ 72 máy bay chiến đấu là cần thiết để phòng thủ chống lại lực lượng không quân lớn của Philippines nghe không hợp lý chút nào.”

Hải quân Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động diễn tập tự do hàng hải trên Biển Đông. Gần đây, các hoạt động này dẫn tới nhiều vụ ”chạm trán” giữa Hải quân Mỹ với các lực lượng của Trung Quốc đang thực hiện tuần tiễu lãnh hải. Trung Quốc liên tiếp yêu sách đòi Hải Quân Mỹ ngừng các hoạt động này.

Và trong một cuộc diễn tập như vậy vào tháng 9, một tàu chiến của Mỹ đã gần như va quyệt với một tàu chiến của Trung Quốc.

“Tôi không cho rằng bên nào muốn để xảy ra một xung đột ở Biển Đông và tôi không nghĩ sẽ có bất cứ bên nào”, ông Poling nhận định, “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc có cơ hội tốt để giành ưu thế mà không cần tốn một viên đạn nào. Mỹ đơn giản không đầu tư đúng phương cách cần thiết để cản trở điều đó”.

Năng lực chiến đấu

Là trưởng nhóm phân tích quá trình quân sự hoá của Trung Quốc trong khu vực thuộc CSIS, ông Poling cho hay Trung Quốc đã phát ra một tín hiệu rõ ràng cho cả thế giới biết về ý đồ kiểm soát Biển Đông của mình.

“Trung Quốc đã dành thời gian, công sức và khá nhiều tiền của để xây dựng ba trạm chứa và bãi đáp máy bay quân sự. Họ xây dựng rất nhiều hầm chứa vũ khí và nhiên liệu dưới lòng đất và tất cả các phương tiện phòng thủ cần thiết để bảo vệ những căn cứ này”. Báo cáo của Uỷ ban Chiến lược Quốc phòng Mỹ gần đây cũng cho thấy sự vượt trội về quân sự cuả Mỹ đã xuống cấp đến “mức nguy hiểm”.

Ông Poling nhận xét: “Điểm mấu chốt mà báo cáo này chỉ ra là khoảng cách đang được thu hẹp. Mỹ không mất vị thế song Trung Quốc tiến nhanh hơn. Các năng lực tương quan giữa hai bên đang xích lại gần nhau”. Vì thế theo ông Poling, chỉ thêm một vài chục năm nữa Trung Quốc có thể đuổi kịp Mỹ.

“Nếu bạn nhìn vào hạm đội 7, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và so sánh với những gì Trung Quốc đang có, Trung Quốc có nhỉnh hơn về số lượng thô. Song nếu so sánh với toàn hạm đội của Mỹ với giả thuyết khi có bất cứ cuộc xung đột nào Mỹ có thể huy động các lực lượng trên toàn thế giới thì Mỹ vẫn thắng thế về số lượng và quan trọng hơn là về năng lực”, ông Poling nói.

Song liệu Mỹ có muốn bảo vệ khu vực Thái Bình Dương?

Một câu hỏi lớn hơn ngoài quy mô hải quân và năng lực của các tàu chiến và tên lửa là liệu tại nước Mỹ có tồn tại ý nguyện chính trị bước vào một cuộc xung đột để bảo vệ một trật tự dựa trên nguyên tắc và bảo vệ quyền lợi của các đồng minh trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Mặc dù công chúng Mỹ bày tỏ sự ủng hộ bảo vệ các liên minh trước sự gây hấn của Trung Quốc, song những vấn đề như bảo vệ trật tự quốc tế ở Biển Đông ít có khả năng giành được sự ủng hộ của công chúng trước một xung đột thảm hoạ tiềm tàng có thể xảy ra với Trung Quốc.

“Dường như người Mỹ sẽ hậu thuẫn Nhật hay Hàn Quốc trong trường hợp Trung Quốc xâm lấn các nước này. Tuy nhiên, đối với Biển Đông khi vấn đề không phải là về các xe tăng Trung Quốc tiến về Tokyo thì các lợi ích của Mỹ không dễ dàng được thấu hiểu”, ông Poling diễn giải.

“Mối quan ngại của tôi không phải là bên nào có nhiều tàu và máy bay hơn mà là ai muốn dấn mình vào cuộc chơi”, ông Poling bổ sung.

Nếu Mỹ cần phải duy trì vai trò lãnh đạo đối với các nước khác xung quanh Biển Đông và làm chủ mặt trận ở khu vực Thái Bình Dương, Mỹ cần phải duy trì các liên minh lành mạnh, điều mà Trung Quốc hiện chưa có song đang toan tính gây dựng.

Vào tháng 10 năm nay, các tổ chức quân sự của ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành các cuộc diễn tập hải quân chung lần đầu tiên và Trung Quốc thúc đẩy để đạt Bộ quy tắc ứng xử với các nước ASEAN ở Biển Đông. Trung Quốc muốn đưa vào bộ quy tắc ứng xử này nội dung cấm “các hoạt động diễn tập quân sự với các nước ngoài khu vực” và điều này nhằm ám chỉ đến Hải quân Mỹ.

Và khi mà nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đưa ra những thông điệp mâu thuẫn về vừa tham gia và tách rời, thì các nước đồng minh của Washington trong khu vực không dám chắc nên đứng về bên nào. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vừa qua, Tổng thống Singapore Lý Hiển Long đã nói sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đang buộc các nước đồng minh “lúng túng” trong việc lựa chọn các bên.

Ông Poling nói: “Những lợi ích của Mỹ được bảo vệ bởi các liên minh và các mối quan hệ đối tác và đó là một sức mạnh to lớn mà Mỹ có còn Trung Quốc thì không. Anh không thể cứ thế mà từ bỏ và chỉ nói mình sẽ đi kẻ một làn ranh ở trục giữa Thái Bình Dương”./.

CTV Xuân Hương/VOV.VN

 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Quán triệt Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Quán triệt Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

20:36 , 02/04/2024

Chiều ngày mùng 2/4, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị quán triệt Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến Công an các địa phương. Dự tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh, Thiếu tướng Trần Phú Hà, Giám đốc Công an tỉnh, diện các ban, sở, ngành, địa phương trong tỉnh.

Một ngày bắt hai vụ ma túy

Một ngày bắt hai vụ ma túy

16:09 , 02/04/2024

Thông qua công tác nắm tình hình và phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, bằng các biên pháp nghiệp vụ, chỉ trong ngày 29/3/2024, Công an huyện Thạch Thành đã phát hiện, bắt giữ 2 vụ, 7 đối tượng mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…

Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hoá nỗ lực chống khai thác IUU

Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hoá nỗ lực chống khai thác IUU

23:53 , 29/03/2024

Dự kiến tháng 6/2024, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam thanh tra thực tế lần thứ 5 về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), để xem xét gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam. Thanh Hóa được dự báo là một trong những địa phương trọng điểm tại đợt thanh tra này. Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, hiện nay, lực lượng bộ đội biên phòng Thanh Hoá nỗ lực tuyên truyền, xử lý các trường hợp vi phạm nhằm góp phần xây dựng nghề cá có trách nhiệm, hội nhập, phát triển bền vững phù hợp với quy định của quốc tế.

Thị xã Bỉm Sơn xây dựng mô hình “Công an phường điển hình, kiểu mẫu”

Thị xã Bỉm Sơn xây dựng mô hình “Công an phường điển hình, kiểu mẫu”

10:28 , 29/03/2024

Năm 2024, Công an 3 phường Phú Sơn, Ngọc Trạo và Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa được lựa chọn xây dựng trở thành đơn vị điển hình, kiểu mẫu. Đây vừa là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và lực lượng Công an các phường trong việc hoàn thành bộ 22 tiêu chí về xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu.

Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong lực lượng vũ trang

Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong lực lượng vũ trang

21:42 , 28/03/2024

Chiều ngày 28/3, Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết chương trình phối hợp với lực lượng vũ trang về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập năm 2023, triển khai nhiệm vụ phối hợp năm 2024.

Triệu Sơn tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự

Triệu Sơn tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự

17:33 , 22/03/2024

Huyện Triệu Sơn vừa phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn huyện.

Thống nhất nội dung diễn tập khu vực phòng thủ năm 2024

Thống nhất nội dung diễn tập khu vực phòng thủ năm 2024

20:38 , 21/03/2024

Ngày 21/3, Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tập huấn diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện năm 2024. Đại tá Lê Văn Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh dự và chỉ đạo lớp tập huấn.

Huyện Hà Trung tổng kết công tác tuyển quân năm 2024

Huyện Hà Trung tổng kết công tác tuyển quân năm 2024

10:49 , 16/03/2024

Sáng 15/3, Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện Hà Trung đã tổng kết công tác tuyển quân năm 2024.

Cầu nối thúc đẩy tình đoàn kết Nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia

Cầu nối thúc đẩy tình đoàn kết Nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia

16:51 , 15/03/2024

Nhiều năm qua, với vai trò là lực lượng nòng cốt của đối ngoại nhân dân, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thanh Hoá và các tổ chức thành viên, trong đó có Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Thanh Hoá đã hoạt động tích cực và hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc góp phần xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam, nhân dân Thanh Hoá với bạn bè quốc tế. Các hoạt động của Hội đã đóng góp tích cực vào tổng thể công tác đối ngoại của tỉnh Thanh Hoá và là nhịp cầu quan trọng thắt chặt tình hữu nghị, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia.

Lực lượng Công an xã - Lan toả những hành động đẹp Vì Nhân dân phục vụ

Lực lượng Công an xã - Lan toả những hành động đẹp Vì Nhân dân phục vụ

14:05 , 15/03/2024

Từ năm 2020 đến nay, đã có gần 3 nghìn cán bộ chiến sĩ từ các phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh Thanh Hóa và Công an cấp huyện được điều động, bố trí về Công an các xã, thị trấn. Sau 4 năm về cơ sở, lực lượng Công an chính quy đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong công tác bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương. Ghi nhận tại huyện Thọ Xuân.