Tăng cường các hoạt động hỗ trợ nông dân
Nhiệm kỳ qua, các cấp hội nông dân tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, đào tạo nghề cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó, giúp nông dân nắm vững tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, định hướng nghề nghiệp và phát huy thế mạnh đất đai, lao động, nâng cao thu nhập và đời sống.
Tính đến tháng 6/2023, toàn tỉnh đã xây dựng được gần 64 tỷ đồng quỹ hỗ trợ nông dân, triển khai 702 lượt dự án cho hơn 3.200 lượt hộ vay theo nhóm hộ cùng sản xuất một loại cây, con, ngành nghề. Hoạt động ủy thác của các ngân hàng đối với hội viên nông dân cũng được quan tâm triển khai thực hiện, với tổng mức dư nợ đạt trên 15 nghìn tỷ đồng.
Cùng với hỗ trợ vốn vay, nhiệm kỳ qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hơn 15 nghìn lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho gần 1,6 triệu lượt hội viên. Các cấp hội cũng đã tích cực hỗ trợ, tư vấn thành lập 752 tổ hợp tác, 133 Hợp tác xã, 300 doanh nghiệp, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, kinh doanh.
Ông Nguyễn Hữu Đồng, Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi xác định nội dung hỗ trợ nông dân là 1 trong 2 nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028, do vậy thời gian tới chúng tôi sẽ làm tốt hơn nữa hoạt động hỗ trợ nông dân tiếp cận ứng dụng công nghệ vào sản xuất; đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngân hàng giúp nông dân vay vốn…cùng với đó, tư vấn cho nông dân tìm kiếm việc làm, xuất khẩu lao động để tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn".
Các hoạt động hỗ trợ nông dân đã và đang phát huy tốt hiệu quả, tạo động lực để hội viên nông dân tỉnh Thanh Hóa thi đua sản xuất, kinh doanh. Từ đó, giúp nông dân thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất quy mô lớn, hiệu quả cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Hoạt động đối ngoại, kêu gọi thu hút đầu tư 10 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực
10 tháng năm 2024, với sự nỗ lực của cá cấp, các ngành cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả tích cực; hoạt động đối ngoại, nhất là mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, kêu gọi thu hút đầu tư đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đa dạng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP
Sau 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, Thanh Hóa đã có trên 500 sản phẩm được gắn sao, đứng thứ 3 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP. Sau khi được công nhận sản phẩm ocop, các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đa dạng hóa các kênh bán hàng nhằm quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
10 tháng năm 2024, Thanh Hóa thành lập mới hơn 2.800 doanh nghiệp
10 tháng năm 2024, công tác phát triển doanh nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Toàn tỉnh có 2.813 doanh nghiệp thành lập mới, bằng 93,7% kế hoạch, tăng 22,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 cả nước và đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ; số vốn đăng ký đạt 20.747,1 tỷ đồng, tăng 44%.
Xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục mới 7,5 tỷ USD
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả cả nước đã đạt 6,34 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt kỷ lục 5,7 tỷ USD của năm 2023.
CPI 10 tháng năm 2024 tăng 3,78%
Báo cáo kinh tế xã hội mới công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng CPI cả nước tháng 10/2024 đã tăng 0.33% so với tháng trước.
Hiệu quả từ phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu
Trong xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu, việc cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu là một tiêu chí bắt buộc. Để hoàn thành tiêu chí này, mỗi địa phương, các tổ chức đoàn thể đã lồng ghép, gắn tiêu chí trong thực hiện các mô hình cụ thể. Qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu ở địa phương.
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Sự phát triển nhanh chóng của kinh doanh online với hàng loạt sàn thương mại điện tử ra đời đã giúp cho hoạt động giao dịch mua bán hàng hoá dễ dàng, thuận lợi hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại thì thực trạng hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại trong thương mại điện tử cũng đang diễn ra phức tạp và khó kiểm soát, đòi hỏi cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Ngân hàng Nhà nước tung ra thị trường gần 24.000 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa tung ra gần 24.000 tỷ đồng ra thị trường qua kênh thị trường mở trong bối cảnh tỷ giá vẫn nóng ở cả thị trường chính thức và tự do.
Hiệu quả mô hình "Doanh nghiệp với công tác tái hòa nhập cộng đồng" tại huyện Như Xuân
Tái hòa nhập cộng đồng là một trong những chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước dành cho phạm nhân và người chấp hành xong hình phạt tù. Thực hiện chủ trương này, huyện Như Xuân đã có nhiều giải pháp và mô hình hay, sáng tạo trong công tác quản lý, giáo dục và giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, giúp họ xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Trong đó, mô hình "Doanh nghiệp với công tác tái hòa nhập cộng đồng", trên địa bàn huyện đang phát huy hiệu quả.
Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, thực phẩm dịp cuối năm
Nông sản, thực phẩm là nhóm hàng hoá luôn có nhu cầu tiêu dùng mạnh trong dịp cuối năm và Tết. Đón bắt nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch tăng sản lượng, linh hoạt các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ dịp cuối năm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.