ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Phía sau quyết định mượn máy bay Trung Quốc tới Singapore của ông Kim Jong-un

Hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un sử dụng máy bay chuyên dụng của Trung Quốc để tới Singapore dự hội nghị thượng đỉnh lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump là dấu hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh trong "ván cờ" Triều Tiên đang thay đổi nhanh chóng hiện nay.

17/06/2018 16:45

 

Máy bay của Air China chở ông Kim Jong-un hạ cánh xuống sân bay tại Singapore ngày 10/6 (Ảnh: Reuters)
Máy bay của Air China chở ông Kim Jong-un hạ cánh xuống sân bay tại Singapore ngày 10/6 (Ảnh: Reuters)

Những ai theo dõi diễn biến của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều trong tuần này chắc hẳn khó có thể quên hình ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mặc trang phục “truyền thống” tối màu theo kiểu cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông, mỉm cười sải bước trên thảm đỏ được trải sẵn từ máy bay Boeing 747. Người xem có thể thấy rõ thương hiệu của hãng hàng không Trung Quốc Air China và logo hình chim phượng hoàng của hãng này trên thân máy bay chở ông Kim Jong-un.

Ông Kim Jong-un có thể lựa chọn máy bay Trung Quốc vì lý do an toàn khi ông di chuyển qua chặng đường gần 5.000km từ Bình Nhưỡng tới Singapore. Chuyên cơ riêng thường phục vụ nhà lãnh đạo Triều Tiên trong những chuyến công tác là máy bay Ilyushin II cũ từ thời Liên Xô. Ngoài ra, các phi công Trung Quốc được cho là có kinh nghiệm nhiều hơn so với các phi công Triều Tiên trong các chuyến bay ở khoảng cách xa, mặc dù một máy bay khác của Triều Tiên cũng bay cùng thời điểm với máy bay Trung Quốc chở ông Kim Jong-un. Theo SCMP, máy bay Triều Tiên có thể được sử dụng để làm “chim mồi”.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình, không có chuyên cơ riêng. Khi cần phục vụ nhu cầu đi lại của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, hãng hàng không Air China sẽ điều chỉnh để biến các máy bay thương mại thành chuyên cơ sử dụng cho mục đích đặc biệt. Sau đó, khi nhiệm vụ hoàn thành, các máy bay này lại được Air China cải biến để thành máy bay thương mại như bình thường.

Theo báo Apple Daily (Hong Kong), máy bay Air China Boeing 747 chở ông Kim Jong-un tới Singapore từng phục vụ Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể đã đàm phán về việc mượn máy bay với Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến đi tới thành phố Đại Liên, Trung Quốc hồi tháng 5.

Ảnh hưởng của Trung Quốc

Chủ tịch Tập Cận Bình đón ông Kim Jong-un tại Trung Quốc hồi tháng 5 (Ảnh: Xinhua)
Chủ tịch Tập Cận Bình đón ông Kim Jong-un tại Trung Quốc hồi tháng 5 (Ảnh: Xinhua)

Hình ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên sử dụng máy bay chuyên dụng của Trung Quốc để tới Singapore dự hội nghị thượng đỉnh lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump là dấu hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh trong bối cảnh “ván cờ” địa chính trị liên quan tới vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đang thay đổi “chóng mặt”. Trung Quốc không có mặt tại Singapore để dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, song tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh vẫn “phủ bóng” lên sự kiện trọng đại này.

Trong cuộc họp báo tại Singapore sau khi gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Tổng thống Trump không ít lần đề cập tới Trung Quốc. Ông chủ Nhà Trắng gửi lời cảm ơn tới Bắc Kinh vì đã nỗ lực thúc đẩy để hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra, đồng thời cho biết ông sẽ gọi điện cho Chủ tịch Tập Cận Bình để trao đổi về kết quả hội nghị trên chuyến bay từ Singapore về Mỹ.

Rời Singapore sau hội nghị thượng đỉnh, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đáp chuyến bay tới Bắc Kinh. Mục đích của chuyến đi này được cho là nhằm thông báo cho lãnh đạo Trung Quốc về cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim Jong-un, đồng thời tìm kiếm sự ủng hộ của Bắc Kinh để đảm bảo rằng Bình Nhưỡng sẽ thực hiện đúng những cam kết được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh.

Hầu hết truyền thông phương Tây đều cho rằng Tổng thống Trump đã trao cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un điều mà ông Kim đang rất cần, đó là sự thừa nhận trên trường quốc tế. Trong khi đó, những gì mà Mỹ nhận lại từ hội nghị thượng đỉnh là rất ít. Một số ý kiến khác nhận định Trung Quốc mới là bên hưởng lợi nhiều từ cuộc gặp lịch sử này.

Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un bắt tay khi ký tuyên bố chung tại Singapore (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un bắt tay khi ký tuyên bố chung tại Singapore (Ảnh: Reuters)

Ngay sau hội nghị thượng đỉnh, Trung Quốc đã lên tiếng thể hiện sự ủng hộ và cam kết sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc biến “giải pháp chính trị trong vấn đề Triều Tiên thành một tiến trình có thể xác minh được và không thể đảo chiều”.

Trên thực tế, Trung Quốc có thể được ghi nhận vì vai trò của nước này đối với kết quả của hội nghị thượng đỉnh, mặc dù cả Mỹ và Triều Tiên đều không công khai thừa nhận điều này. Kết quả của cuộc gặp Trump - Kim đã phản ánh chính xác cách tiếp cận “đóng băng kép và hai kênh song song” do Trung Quốc đưa ra từ tháng 3 năm ngoái khi cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên đang diễn biến xấu nhất.

Phương án “đóng băng kép” của Trung Quốc kêu gọi Triều Tiên đình chỉ các hoạt động thử tên lửa và hạt nhân, đổi lại Mỹ và Hàn Quốc cũng dừng các cuộc tập trận quân sự chung. Trong khi đó, cách tiếp cận “hai kênh song song” muốn các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa diễn ra đồng thời với việc bình thường hóa quan hệ Mỹ - Triều, từ đó dẫn tới cơ chế hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Phần lớn những gì Trung Quốc đề xuất đều được hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều nhất trí trong lần đầu gặp mặt. Tổng thống Trump tuyên bố sẽ dừng các cuộc tập trận với Hàn Quốc và mời nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới Nhà Trắng vào thời điểm thích hợp. Tuy vậy, vẫn có những lý do khiến Bắc Kinh lo ngại về mối quan hệ trong tương lai giữa Mỹ và Triều Tiên - hai quốc gia do hai nhà lãnh đạo với phong cách khó đoán điều hành.

Sau hội nghị thượng đỉnh, Nhật Bản và các đồng minh khác của Mỹ được cho là sẽ tìm cách thắt chặt quan hệ với Triều Tiên, vì lý do địa chính trị và nhiều lý do khác. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ca ngợi “ý nghĩa to lớn” trong cam kết phi hạt nhân hóa của ông Kim Jong-un, đồng thời cho biết ông sẽ sắp xếp một cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Ông Kim Jong-un có thể sẽ chớp lấy cơ hội này để mở rộng mối quan hệ quốc tế vốn đang bị hạn chế của Bình Nhưỡng, từ đó giảm sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Bắc Kinh.

Hình mẫu Trung Quốc

Máy bay Air China đưa ông Kim Jong-un về nước sau hội nghị thượng đỉnh tại Singapore (Ảnh: Reuters)
Máy bay Air China đưa ông Kim Jong-un về nước sau hội nghị thượng đỉnh tại Singapore (Ảnh: Reuters)

Mối quan hệ hòa dịu giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ chưa thể ổn định ngay sau nhiều năm căng thẳng. Tổng thống Trump từng tuyên bố tại Singapore rằng ông tiến trình phi hạt nhân hóa có thể sẽ mất một thời gian dài.

Trong tương lai gần, vai trò của Trung Quốc là không thể thiếu đối với Triều Tiên khi Bình Nhưỡng muốn sử dụng mối quan hệ đồng minh gần gũi hơn với Bắc Kinh để nâng cao sức mạnh đàm phán với Washington. Trong khi đó, Mỹ cũng cần Trung Quốc để tiếp tục gây sức ép với Bình Nhưỡng, buộc chính quyền Kim Jong-un phải thực thi cam kết phi hạt nhân hóa theo đúng lộ trình.

Tại hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Trump đã chiếu một video do chính quyền Mỹ chuẩn bị riêng cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un, trong đó “vẽ” ra viễn cảnh tươi đẹp cho nền kinh tế Triều Tiên. Thông qua video, ông Trump muốn nhắn gửi rằng nếu ông Kim Jong-un lựa chọn đúng đắn, Mỹ sẽ giúp Triều Tiên phát triển thịnh vượng. Tổng thống Trump nói rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên đã phản hồi tốt về video và hiểu thông điệp mà ông muốn truyền tải. Trước đó, ông Kim Jong-un từng tuyên bố dừng chương trình hạt nhân để tập trung nguồn lực phát triển nền kinh tế đang bị đình trệ.

Tuy vậy, Trung Quốc mới là hình mẫu phù hợp hơn với Triều Tiên. Bắc Kinh cũng đi theo mô hình xã hội chủ nghĩa giống Bình Nhưỡng và đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trước đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng nhiều lần hối thúc cố lãnh đạo Kim Jong-il tiến hành những bước cải cách cần thiết cho nền kinh tế, song Triều Tiên khi đó chưa thực sự cải cách triệt để.

So với các thế hệ đi trước, ông Kim Jong-un là nhà lãnh đạo cởi mở hơn trong việc phát triển kinh tế. Theo các báo cáo cáo chính thức của Trung Quốc, trong hai chuyến đi của ông Kim Jong-un tới quốc gia láng giềng trong năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là đã có sự tác động để ông Kim tiến hành cải cách và hứa sẽ giúp đỡ Triều Tiên. Ông Kim Jong-un được cho là đã cử phái đoàn các quan chức cấp cao của đảng và chính phủ Triều Tiên từ các tỉnh thành phố lớn sang Trung Quốc để học hỏi về mô hình mở cửa và cải cách của quốc gia láng giềng.

Thành Đạt/Dân trí

 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Trung Quốc – Mỹ cải thiện và thúc đẩy quan hệ song phương

Trung Quốc – Mỹ cải thiện và thúc đẩy quan hệ song phương

18:26 , 27/03/2024

Phát biểu tại buổi tiếp Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về quan hệ Mỹ - Trung, ông Evan Greenberg, người đang ở thăm Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 26-3 kêu gọi Mỹ hợp tác với Trung Quốc để cung cấp nhiều hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động giao lưu giữa người dân hai nước.

Nga sửa luật liên quan đến người nước ngoài, siết chặt điều kiện lưu trú

Nga sửa luật liên quan đến người nước ngoài, siết chặt điều kiện lưu trú

18:22 , 27/03/2024

Sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 22/3 làm ít nhất 139 người thiệt mạng tại ngoại ô Moscow, Bộ Lao động Nga đã soạn thảo dự luật siết chặt điều kiện lưu trú của người nước ngoài tại Nga.

Nhật Bản nới lỏng quy định xuất khẩu quốc phòng

Nhật Bản nới lỏng quy định xuất khẩu quốc phòng

18:21 , 27/03/2024

Ngày 26/3, Nội các Nhật Bản vừa thông qua quyết định nới lỏng các quy định xuất khẩu quốc phòng. Quyết định này sẽ cho phép nước này xuất khẩu máy bay chiến đấu thế hệ mới - được phát triển với sự hợp tác của Vương quốc Anh và Italia sang các nước thứ ba.

Pháp gặp khó trong giảm thâm hụt ngân sách

Pháp gặp khó trong giảm thâm hụt ngân sách

18:20 , 27/03/2024

Chính phủ Pháp sẽ phải đẩy mạnh cắt giảm ngân sách, trong bối cảnh các số liệu vừa công bố ngày 26/3 cho thấy mức thâm hụt ngân sách công trong năm ngoái của nước này cao hơn nhiều so với dự kiến.

Ireland có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Ireland có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

23:20 , 25/03/2024

Ngày 24/3, Đảng Fine Gael của Cộng hòa Ireland đã bổ nhiệm ông Simon Harris làm lãnh đạo mới, mở ra con đường đưa ông trở thành vụ Thủ tướng trẻ nhất lịch sử Ireland ở tuổi 37 khi Quốc hội nước này nhóm họp vào ngày 9/4 tới.

Mỹ: IS vẫn là mối đe dọa đối với an ninh Iraq

Mỹ: IS vẫn là mối đe dọa đối với an ninh Iraq

23:16 , 25/03/2024

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tại Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, Đại sứ Mỹ tại Iraq Alina Romanowski ngày 24/3 nhận định, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vẫn là mối đe dọa đối với an ninh của Iraq và công tác phối hợp giữa lực lượng nước này và liên quân do Mỹ đứng đầu nhằm đánh bại IS chưa hoàn tất.

Phe đối lập Senegal ăn mừng chiến thắng sớm trong cuộc bầu cử tổng thống

Phe đối lập Senegal ăn mừng chiến thắng sớm trong cuộc bầu cử tổng thống

23:14 , 25/03/2024

Ngày 25/3, một số ứng cử viên của phe đối lập trong cuộc bầu cử tổng thống ở Senegal đã tuyên bố, ông Bassirou Diomaye Faye là người chiến thắng, sau khi các cuộc kiểm phiếu đầu tiên cho thấy ông dẫn đầu về số phiếu bầu. Phe đối lập đã xuống đường tổ chức ăn mừng chiến thắng sớm.

Ba Lan cáo buộc Nga xâm phạm không phận

Ba Lan cáo buộc Nga xâm phạm không phận

20:11 , 25/03/2024

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc, một tên lửa hành trình mà Nga dùng để không kích thành phố Lviv, phía tây Ukraine đã bay vào không phận Ba Lan.

Trung Quốc cấm sử dụng chip sản xuất từ Mỹ trong máy tính chính phủ

Trung Quốc cấm sử dụng chip sản xuất từ Mỹ trong máy tính chính phủ

20:09 , 25/03/2024

Chính phủ Trung Quốc vừa ban hành quy định loại bỏ vi xử lý của Intel và AMD từ Mỹ ra khỏi máy tính cá nhân và máy chủ trong các cơ quan công quyền. Cùng với đó, các hệ điều hành nước ngoài bao gồm Windows của Microsoft cũng bị đưa vào danh sách xem xét thay thế bằng các lựa chọn có nguồn gốc nội địa.

Nga tạm giam 4 nghi phạm vụ tấn công khủng bố

Nga tạm giam 4 nghi phạm vụ tấn công khủng bố

20:07 , 25/03/2024

Ngày 25/3, Tòa án quận Basmanny của Moscow đã triệu tập để nghe yêu cầu của các công tố viên về 4 nghi phạm có hành vi khủng bố liên quan đến vụ tấn công hôm 22-3, cướp đi sinh mạng của ít nhất 137 người. Sau vụ tấn công đẫm máu này, nhiều quan chức Nga đã kêu gọi tái áp dụng án tử hình.