ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Sự ra đi của Cố vấn Bolton mở đường cho Thượng đỉnh Mỹ-Iran?

Tổng thống Trump cũng ủng hộ lập trường gây sức ép tối đa, nhưng sau đó ông đã tính đến giải pháp ngoại giao với Iran.

11/09/2019 14:28

Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump để Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton ra đi là điều khó tránh. Bởi trước đó hai bên đã có nhiều quan điểm khác biệt về các vấn đề như Afghanistan, Triều Tiên, Venezuela.

su ra di cua co van bolton mo duong cho thuong dinh my-iran? hinh 1
Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Iran Rouhani. Ảnh: BBC.

Tuy nhiên, bất đồng nghiêm trọng nhất là về Iran. Ông Bolton ủng hộ từ bỏ hoàn toàn thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, được đàm phán dưới thời cựu Tổng thống Obama và muốn gây sức ép tối đa với các nhà lãnh đạo Iran. Hồi đầu năm 2019, ông Bolton đã cùng với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, thuyết phục Tổng thống Trump duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Syria để đối phó với Lực lượng vệ binh cách mạng Iran.

Tổng thống Trump cũng ủng hộ lập trường gây sức ép tối đa, nhưng sau đó ông đã tính đến giải pháp ngoại giao với Iran. Tại Hội nghị G7 ở Pháp vào tháng 8 vừa qua, ông Trump đã cắt giảm các điều kiện dỡ bỏ trừng phạt Iran từ 12 yêu cầu còn 3 yêu cầu. Song song với việc để ngỏ cánh cửa đàm phán, ông Trump đã suy nghĩ về ý tưởng này một cách cởi mở và thương xuyên hơn.

Triển vọng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã được đưa ra trong cuộc họp báo chung giữa Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin vào hôm qua (10/9). Khi được hỏi liệu có khả năng Tổng thống Trump gặp ông Rouhani cuối tháng 9 tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hay không, ông Pompeo nói: “Chắc chắn. Tổng thống đã thể hiện rõ quan điểm. Ông ấy chuẩn bị gặp gỡ nhà lãnh đạo Iran mà không đưa ra điều kiện tiên quyết”.

Đến thời điểm hiện tại, phía Iran vẫn chưa đồng ý với việc xúc tiến bất cứ cuộc gặp nào như vậy. Ngoại trưởng Iran Zarif cho biết, Mỹ phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt trước khi diễn ra sự kiện này. Cần phải nhắc lại rằng ông Rouhani đã đề nghị đối thoại với cựu Tổng thống Barack Obama – người luôn theo đuổi thỏa thuận hạt nhân với Iran suốt nhiệm kỳ của ông, thông qua một cuộc điện đàm ngắn gọn.

Trump muốn tổ chức Thượng đỉnh Mỹ-Iran?

Sự ra đi của Cố vấn an ninh Mỹ John Bolton có thể mở đường cho Tổng thống Trump thực hiện mong muốn tổ chức Hội nghị Thượng định Mỹ-Iran. Một số ý kiến cho rằng, Ngoại trưởng Iran Zarif đã khiến ông Bolton trở thành tâm điểm trong chiến dịch tuyên truyền của mình. Ông Zarif đã đổ lỗi cho ông Bolton chứ không phải Tổng thống Trump, vì những căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran.

Hôm 10/9, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Mỹ-Iran Jamal Abdi đã ca ngợi Tổng thống Trump: “Chúng tôi chúc mừng Tổng thống đã đưa ra quyết định tốt nhất trong nhiệm kỳ của ông. Đây là động thái duy nhất giúp làm giảm khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh mới, khốc liệt tại Trung Đông”. Thượng nghị sỹ Cộng hòa Rand Paul cũng đề xuất sử dụng bộ phận do ông phụ trách làm kênh kết nối với Iran để giúp thiết lập các cuộc đàm phán.

Một số ý kiến khác nhận định, sẽ là điều vô lý khi cho rằng, ông Bolton – người làm việc trong chính quyền Tổng thống Trump chưa đầy một năm rưỡi, phải chịu trách nhiệm về những căng thẳng giữa Washington và Tehran. Vấn đề ở chỗ Mỹ nên làm gì với quốc gia “luôn trong tình trạng đối đầu này”.

Đây là lý do tại sao sự thất vọng của Tổng thống Trump với ông Bolton được coi là điều trớ trêu. Trước đó, vào năm 2017, Tổng thống đã tổ chức một loạt cuộc họp với ông Bolton để bàn đến khả năng rời bỏ thỏa thuận hạt nhân, thông qua Tướng H.R.Master – lúc đó đang đảm nhiệm vai trò Cố vấn an ninh quốc gia. Tuy nhiên ông Master muốn giữ lại thỏa thuận và gây sức ép đối với các đồng minh châu Âu để tái đàm phán thỏa thuận, khiến nó trở nên mạnh mẽ hơn.

Giờ đây, có vẻ như Tổng thống Trump đang hối hận. Dù ông không bao giờ thừa nhận điều đó, nhưng về cơ bản ông đang thúc đẩy một sự mặc cả tương tự như điều mà ông đã chỉ trích Tổng thống Obama khi ông Obama đàm phán với Iran. Nhiều nhà quan sát cho rằng, Tổng thống Trump được quyền chỉ định một Cố vấn an ninh quốc gia mới – người sẽ chia sẻ quan điểm mới của ông và bất cứ ai đảm nhiệm công việc này sẽ vẫn “an toàn” cho đến khi Tổng thống thay đổi quyết định.

Theo VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hạ viện Anh thông qua dự luật cấm giới trẻ hút thuốc lá

Hạ viện Anh thông qua dự luật cấm giới trẻ hút thuốc lá

23:13 , 17/04/2024

Với 383 phiếu thuận và 67 phiếu chống, Hạ viện Anh đã thông qua dự luật ngăn chặn giới trẻ hút thuốc. Đây được xem là chính sách hàng đầu của Thủ tướng Rishi Sunak trong nỗ lực thu hút cử tri trước thềm cuộc tổng tuyển cử vào năm sau.

Mỹ kêu gọi Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán

Mỹ kêu gọi Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán

23:12 , 17/04/2024

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield ngày 16/4 đã kêu gọi Triều Tiên quay trở lại đàm phán. Lời kêu gọi được đưa ra khi bà Thomas-Greenfield đến thăm Khu phi quân sự (DMZ) ở biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Tổng thống Ukraine ký ban hành luật huy động quân sự

Tổng thống Ukraine ký ban hành luật huy động quân sự

23:11 , 17/04/2024

Ngày 16/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký ban hành luật về động viên nhập ngũ. Luật sẽ có hiệu lực 1 tháng sau khi chính thức được công bố.

Hội nghị Ngoại trưởng G7 tập trung vào các điểm nóng xung đột

Hội nghị Ngoại trưởng G7 tập trung vào các điểm nóng xung đột

20:03 , 17/04/2024

Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển – G7 chính thức khai mạc, tập trung thảo luận về các điểm nóng xung đột tại Trung Đông và Ukraine

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

20:02 , 17/04/2024

Quỹ tiền tệ quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay lên 3,2 %, cho rằng tăng trưởng sẽ được dẫn dắt bởi các nền kinh tế tiên tiến.

Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024

Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024

20:01 , 17/04/2024

Ngày 16/4, Nhật Bản đã công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024. Đây được đánh giá là tài liệu quan trọng của Bộ Ngoại giao nhằm đánh giá tổng quát tình hình và định hướng chính sách ngoại giao trong năm tài khóa 2024.

Tesla có khả năng sa thải hơn 10% nhân sự

Tesla có khả năng sa thải hơn 10% nhân sự

11:25 , 17/04/2024

Công ty chế tạo xe điện Tesla (Mỹ) mới đây cho biết, sẽ sa thải hơn 10% lực lượng lao động, trong bối cảnh hãng này đối mặt với nhu cầu xe điện giảm, và thị trường cạnh tranh gay gắt.

FBI mở cuộc điều tra hình sự vụ sập cầu Francis Scott Key tại bang Maryland

FBI mở cuộc điều tra hình sự vụ sập cầu Francis Scott Key tại bang Maryland

11:24 , 17/04/2024

Truyền thông Mỹ vừa cho biết, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã mở một cuộc điều tra hình sự liên bang về vụ sập cầu tại bang Maryland hôm 26/3 vừa qua.

Tổng thống Pháp nỗ lực thúc đẩy một lệnh ngừng bắn nhân dịp Thế vận hội Olympic

Tổng thống Pháp nỗ lực thúc đẩy một lệnh ngừng bắn nhân dịp Thế vận hội Olympic

11:22 , 17/04/2024

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang có kế hoạch tìm kiếm một lệnh ngừng bắn cho các cuộc xung đột lớn trên thế giới bao gồm cuộc chiến tại Dải Gaza và Ukraine- vào đúng dịp diễn ra Thế vận hội Olympic mùa hè ở Paris.

IAEA: Nguy cơ mất an toàn ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vẫn hiện hữu

IAEA: Nguy cơ mất an toàn ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vẫn hiện hữu

11:22 , 17/04/2024

Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mới đây, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi, cho rằng, nguy cơ mất an toàn tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vẫn hiện hữu, mặc dù đã chuyển tất cả các tổ máy điện sang chế độ tạm dừng hoạt động.