ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Kịch bản cuộc chiến khốc liệt giữa người Kurd và Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria

Việc Mỹ rút quân khỏi Syria đã tạo tiền đề cho một cuộc đối đầu quân sự khốc liệt giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurd.

09/10/2019 20:14

Việc Mỹ rút quân ra khỏi khu vực xung quanh biên giới đông bắc của Syria với Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo tiền đề cho một cuộc đối đầu quân sự giữa lực lượng người Kurd - đồng minh lâu năm của Mỹ tại Syria và Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên trong khối NATO.

kich ban cuoc chien khoc liet giua nguoi kurd va tho nhi ky tai syria hinh 1
Lực lượng Dân chủ Syria và quân đội Mỹ tuần tra gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở Hasakah, Syria, ngày 14/11/2018. Ảnh: AP.

Sau khi Tổng thống Trump thông báo cuối tuần trước rằng quân đội Mỹ sẽ “đứng sang một bên” để cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành hoạt động quân sự mà nước này lên kế hoạch từ lâu, Ankara dự kiến sẽ sớm đưa quân qua biên giới.

Mặc dù lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu được Washington vũ trang rất kỹ lưỡng để thực hiện vai trò mũi nhọn trong cuộc chiến chống lại IS trên thực địa, nhưng họ vẫn thiếu xe bọc thép, pháo binh và không lực của một lực lượng quân sự hiện đại.

Trái lại, Thổ Nhĩ Kỳ với quân đội lớn thứ hai trong khối NATO, lại có tất cả sức mạnh cần thiết của một lực lượng quân sự hiện đại. Ngoài ra, các binh sỹ của Thổ Nhĩ Kỳ cũng dày dặn kinh nghiệm chiến đấu thông qua các hoạt động đã được tiến hành trước đó tại miền bắc Syria, và qua cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở khu vực biên giới.

Kịch bản chiến tranh

SDF có nòng cốt là các tay súng của Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) – lực lượng mà Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào danh sách “tổ chức khủng bố” vì có quan hệ với PKK, hiện đang kiểm soát khoảng 1/4 lãnh thổ Syria nằm giữa sông Euphrates và biên giới với Iraq.

Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã ấp ủ dự định tiến hành một cuộc tấn công vào lãnh thổ do SDF nắm giữ để đẩy YPG ra xa khỏi khu vực biên giới và tái định cư cho người tị nạn Syria đang phải lánh nạn ở quốc gia này. Tuy nhiên, kế hoạch của họ bị cản trở bởi sự hiện diện của quân đội Mỹ khi Mỹ liên minh với SDF tiêu diệt các phần tử IS trong khu vực.

Việc Mỹ rút quân được xem là một điều kiện thuận lợi để Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch quân sự,  nhưng nước này vẫn phải đối mặt với rào cản mới sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 7/10 quyết định loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi “mệnh lệnh thực hiện các nhiệm vụ trên không” ở đông bắc Syria và thu hồi quyền của Ankara được tiếp cận với các thông tin tình báo của Mỹ.  

Mặc dù quyết định nói trên khiến Thổ Nhĩ Kỳ gặp khó khăn hơn khi điều phối các hoạt động trên không, nhưng nó không ngăn cản được chiến dịch quân sự của Ankara, ông Can Kasapoglu, Giám đốc an ninh và quốc phòng tại Trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại và kinh tế có trụ sở tại Istanbul nhận xét. “Bất kỳ thất bại nào của việc sử dụng hỏa lực trên không đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với các hoạt động dưới mặt đất”, ông Can Kasapoglu nói.

Nhà phân tích này cũng phác thảo 2 lựa chọn cho các hoạt động trên không của Thổ Nhĩ Kỳ. Trước hết là bỏ qua Mỹ và thực hiện các cuộc không kích lực lượng người Kurd bằng máy bay ném bom F-4 và F-16.

Lựa chọn thứ hai là sử dụng máy bay không người lái có vũ trang để yểm trợ cho các đơn vị quân đội chiến đấu trên mặt đất, nhưng điểm hạn chế là các loại máy bay này sẽ không thể mang được những vũ khí hạng nặng như máy bay có người lái.

Trong nhiều tháng qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã tái củng cố Quân đội Thứ hai (Second Army), bao gồm các đơn vị tinh nhuệ, rắn rỏi trong chiến đấu, có trách nhiệm bảo vệ biên giới phía nam của nước này, nằm dọc đường ranh giới với lãnh thổ do SDF kiểm soát.

Theo ông Kasapoglu, Lữ đoàn thiết giáp số 20 của Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng dẫn đầu cuộc tấn công vào khu vực đông bắc Syria, với hoạt động chính dự kiến diễn ra tại thị trấn Tel Abyad. “Từ Tel Abyad, cuộc tấn công sẽ được đẩy mạnh về phía tây, theo hướng sông Euphrates”. Thổ Nhĩ Kỳ sự kiến sẽ huy động các lực lượng dân quân Syria, có khả năng tấn công từ khu vực Manbij ở phía tây sông Euphrates, để tham gia chiến dịch quân sự xuyên biên giới này.

Tương quan lực lượng

Trước đó vào tháng 8/2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động Chiến dịch Lá chắn Euphrates, phối hợp với Quân đội tự do Syria (FSA) đánh đuổi gần như toàn bộ  phiến quân  IS và các tay súng YPG ra khỏi tỉnh Aleppo, phía bắc Syria. Binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng liên minh cũng chiếm giữ khu vực Afrin của người Kurd ở Tây bắc Syria sau một chiến dịch quân sự kéo dài 2 tháng vào đầu năm 2018.

Giới phân tích cho rằng, với địa hình khu vực đông bắc Syria có nhiều đồng bằng trũng thấp và trải rộng, rất thích hợp cho các đơn vị cơ giới và đơn vị vận hành phương tiện bọc thép, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhanh chóng giành được thắng lợi trong cuộc chiến này.

“Chiến dịch tấn công người Kurd ở đông bắc Syria sẽ thuận lợi hơn Chiến dịch lá chắn Euphrates, một mặt do địa hình không phức tạp lắm, mặt khác Thổ Nhĩ Kỳ không phải lo lắng sự hiện diện của IS bởi chúng đã bị YPG quyét sạch”, ông Selim Sazak, chuyên gia nghiên cứu tại Viện chiến lược TUM tại Ankara đánh giá.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng, mặc dù SDF có nhiều kinh nghiệm trong quá trình chiến đấu chống IS, nhưng họ dễ thất bại khi phải đối mặt với các cuộc không kích và pháo kích của đối phương.

 “Có hai lựa chọn cho SDF, hoặc là chiến đấu bằng tất cả các phương tiện họ có trong tay hoặc là rút lui. Tôi vẫn chưa mường tượng được một cuộc chiến kéo dài với cường độ trung bình”, ông Sazak nhấn mạnh.  Đồng tình với quan điểm này, nhà phân tích quân sự Kamal Alam nói rằng, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không gặp bất cứ khó khăn nào khi tiến hành chiến dịch quân sự vào đông bắc Syria. “Họ không gặp bất cứ vấn đề nào bởi họ vượt trội người Kurd về sức mạnh không quân và pháo binh”. Chuyên gia Kasapoglu cũng cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng “hạ gục” đối thủ của nước này bằng một chiến dịch “đánh nhanh thắng nhanh” được hỗ trợ tối đa từ trên không.

Bất chấp những ưu thế của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, SDF cũng sở hữu sức mạnh không thể xem thường. Lực lượng này có nhiều vũ khí tối tân như tên lửa dẫn đường chống tăng và hệ thống phòng không vác vai. Năng lực chiến đấu của SDF cũng gia tăng đáng kể sau cuộc chiến chống IS kéo dài 1 năm , được hỗ trợ bởi không quân, pháo binh và các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ.

Nhà phân tích Kasapoglu cho biết, tên lửa chống tăng Javelin của SDF có thể gây ra mối đe dọa đối với xe thiết giáp của Thổ Nhĩ Kỳ, còn các tên lửa như SA-18 của Nga có thể tấn công máy bay đối phương, đặc biệt là máy bay trực thăng. Trước đó, các chỉ huy của SDF cảnh báo lực lượng này sẽ không ngần ngại biến cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ thành “cuộc chiến tranh toàn diện”.

Theo VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

23:12 , 24/04/2024

Ngày 24/4, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc cho biết, một vệ tinh nano của Hàn Quốc đã được phóng lên quỹ đạo Trái Đất trong dự án quốc gia nhằm tạo ra một chòm sao vệ tinh vào năm 2027.

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

23:11 , 24/04/2024

ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc đang sở hữu Tiktok, sẽ buộc phải thoái vốn của nền tảng video này tại Mỹ trong vòng khoảng 9 tháng, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm hoạt động. Quy định này được nêu trong một dự luật đã được Thượng viện Mỹ thông qua vào cuối ngày 23/4, với tỷ lệ ủng hộ có chênh lệch lớn 79 phiếu ủng hộ /18 phiếu chống.

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

20:03 , 24/04/2024

Các giáo sư y khoa tại các bệnh viện lớn ở Hàn Quốc sẽ từ chức từ vào cuối tuần này và bắt đầu áp dụng việc nghỉ việc 1 ngày/tuần bắt đầu từ ngày 3/5. Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp chiều 23/4 của Ủy ban đại diện cho các giáo sư từ 20 trường y trên toàn quốc, bao gồm Đại học Quốc gia Seoul (SNU), Đại học Yonsei và Đại học Ulsan.

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

20:02 , 24/04/2024

Ngày 23/4, Tòa án cấp cao tại London (Anh) bắt đầu xét xử tranh chấp giữa các hãng dược Pfizer/BioNTech với Moderna liên quan bằng sáng chế công nghệ vaccine phòng COVID-19 vốn đã giúp cứu mạng vô số người trong đại dịch.

Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và một số nước khác

Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và một số nước khác

20:01 , 24/04/2024

Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.

Thủ tướng Kishida gửi lễ tới đền Yasukuni ở Tokyo, Hàn Trung phản đối

Thủ tướng Kishida gửi lễ tới đền Yasukuni ở Tokyo, Hàn Trung phản đối

23:22 , 22/04/2024

Ngày 21/4, Hàn Quốc và Trung Quốc ra tuyên bố phản đối việc Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida gửi lễ vật thờ cúng tới Đền Yasukuni ở Tokyo, địa danh mà Trung Quốc và Hàn Quốc cho là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong quá khứ.

Trung Quốc - Campuchia tăng cường hợp tác

Trung Quốc - Campuchia tăng cường hợp tác

23:21 , 22/04/2024

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, ngày 21/4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Sok Chenda Sophea tại Phnom Penh. Campuchia là điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du ba chặng của ông Vương tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau các chuyến thăm trước đó tới Indonesia và Papua New Guinea.

Philippines, Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung thường niên Balikatan

Philippines, Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung thường niên Balikatan

23:19 , 22/04/2024

Ngày 22/4, khoảng 11.000 binh sĩ Mỹ và 5.000 lính Philippines bắt đầu bắt đầu tiến hành cuộc tập trận chung thường niên mang tên Balikatan (Vai kề vai). Mặc dù số lượng binh lính tham gia ít hơn năm ngoái nhưng Balikatan 2024 được đánh giá mở rộng và phát triển hơn, với sự tham gia của nhiều quốc gia và lực lượng an ninh địa phương với tư cách quan sát viên.

Lãnh đạo tối cao Iran lên tiếng sau đợt tấn công Israel

Lãnh đạo tối cao Iran lên tiếng sau đợt tấn công Israel

20:17 , 22/04/2024

Hãng thông tấn chính thức của Iran IRNA đưa tin, ngày 21/4, Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã cảm ơn các lực lượng vũ trang nước này vì chiến dịch chống lại Israel vào ngày 13/4, và kêu gọi họ "không ngừng theo đuổi đổi mới quân sự và học hỏi chiến thuật của kẻ thù". Đây là bình luận đầu tiên của ông Khamenei về cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ của Iran vào Israel mới đây

Israel đánh bom thành phố Rafah khiến 22 người thiệt mạng

Israel đánh bom thành phố Rafah khiến 22 người thiệt mạng

20:16 , 22/04/2024

Ngày 22/4, hãng tin Euronews dẫn thông báo của giới chức y tế Dải Gaza xác nhận, ít nhất 22 người, trong đó có 18 em nhỏ, đã thiệt mạng trong một đợt không kích quy mô lớn do Israel tiến hành nhắm vào các mục tiêu ở thành phố Rafah phía Nam Dải Gaza.