ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Luận tội Trump sẽ khơi lại chiến thuật đe dọa hạt nhân của Triều Tiên?

Nếu ông Trump bị cách chức do cuộc điều tra luận tội, Triều Tiên có khả năng quay lại với chiến thuật đe dọa hạt nhân cổ điển của nước này.

02/12/2019 21:17

Ai đó có thể so sánh tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên giống như đi bộ trên một con đường gập gềnh ở đâu đó trên dãy núi Kumgang – một con đường đầy những tảng đá sắc nhọn và những con mòng biển khổng lồ, với điểm đến cuối cùng là nơi có khung cảnh đẹp như tranh vẽ. Nhưng để vượt qua con đường này cần cả một nỗ lực to lớn và đôi khi cái giá phải trả không hề nhỏ.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un (trái) bắt tay cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un (trái) bắt tay cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Trong hai tháng qua, các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên đã phần nào bị chi phối bởi cuộc điều tra luận tội chống lại Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump. Mặc dù cuộc điều tra này là tiến trình chính trị nội bộ của nước Mỹ, nhưng xét đến tầm quan trọng về mặt địa chính trị của “xứ cờ hoa”, cuộc điều tra khó tránh khỏi việc lan rộng sang các bình diện chính trị quốc tế.

3 yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình Triều Tiên

Bất chấp một số chuyển biến lớn trong việc thiết lập nền tảng đối thoại chính trị giữa Washington và Bình Nhưỡng trong năm 2018, các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa vẫn "dậm chân tại chỗ", ngay cả trước khi chính quyền Tổng thống Trump trở thành tâm điểm cuộc điều tra luận tội liên quan đến Ukraine.

Môi trường chính trị xung quanh Triều Tiên đã thay đổi kể từ năm 2017, khi Tổng thống Trump tuyên thệ nhậm chức. Theo nhà phân tích Daminov Ildar của tờ Diplomat, có 2 yếu tố chính cần được xem xét trước khi phân tích ảnh hưởng của cuộc điều tra luận tội đối với tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.

Trước hết, sự khó đoán về mặt chính trị của Tổng thống Trump không còn phát huy hiệu quả như trước đây. Vào năm 2017, Triều Tiên không thể đoán định được cách thức hành xử của Tổng thống Trump, điều này dẫn đến nỗi lo sợ một cuộc chiến tranh có thể nổ ra. Nhưng tình hình hiện nay đã khác. Triều Tiên đã cố gắng phát triển quan hệ với Tổng thống Trump và chiến lược xúc tiến các cuộc đàm phán với Mỹ thông qua sự hỗ trợ của Hàn Quốc hoạt động rất hiệu quả. Do vậy, nước này không chỉ tránh được nguy cơ chiến tranh mà còn điều chỉnh chiến thuật thành công theo phong cách đàm phán của Tổng thống Trump.

Thứ hai, Triều Tiên không phải đối phó với một mặt trận ngoại giao thống nhất mà ở đó Mỹ và Trung Quốc cùng hợp lực buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân như trước kia. Washington từng gây sức ép buộc Bắc Kinh phối hợp thực thi nghiêm túc các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Bình Nhưỡng vào năm 2017, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của Triều Tiên. Tuy nhiên, điều kiện địa chính trị một lần nữa đã thay đổi trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không có dấu hiệu hạ nhiệt. Một số ý kiến cho rằng, do ảnh hưởng từ cuộc chiến này, Bắc Kinh sẵn sàng “nhắm mắt làm ngơ” đối với các hoạt động giao thương ở biên giới với Triều Tiên, giúp Bình Nhưỡng giảm bớt thiệt hại về kinh tế.

Cùng với 2 yếu tố trên, cuộc điều tra luận tội đối với Tổng thống Trump có khả năng trở thành yếu tố thứ 3 cản trở tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Giải thích về vấn đề này, chuyên gia Daminov Ildar nhận xét, Triều Tiên đang giảm bớt thiện chí trong cách tiếp cận đàm phán hạt nhân với Washington vì nước này cảm nhận được sự bất ổn trong nội bộ chính trị Mỹ. Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2 không đạt kết quả, sự thất bại của các cuộc đàm phán cấp chuyên viên tại Stockholm và hạn chế tương tác giữa Bình Nhưỡng với Seoul là những minh chứng điển hình.

Ngoài ra, Triều Tiên cũng đặt ra hạn chót đến hết tháng 12/2019 để phía Mỹ đưa ra những đề xuất hợp lý hơn trên bàn đàm phán. Theo Bình Nhưỡng, nếu hai bên không đạt được một số tiến bộ trước hạn chót nói trên, nước này sẽ nối lại các vụ thử hạt nhân và thử tên lửa tầm xa. Rõ ràng đây là một nỗ lực nhằm khai tác vị thế đàm phán có phần suy yếu của Tổng thống Trump.

Hai kịch bản tiềm năng

Khi phân tích ảnh hưởng của cuộc điều tra luận tội đối với tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, chuyên gia Daminov Ildar đã đưa ra hai kịch bản chính: hoặc Tổng thống Trump bị cách chức hoặc ông vẫn tại nhiệm. Tùy thuộc vào những gì xảy ra đối với nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump mà cuộc đàm phán sẽ dừng lại hoặc chuyển sang một định dạng mới.

Với kịch bản đầu tiên, ông Trump bị cách chức và Phó Tổng thống Mike Pence sẽ thế chỗ. Nhưng không giống Trump, Pence ít nhiệt tình hơn với cách tiếp cận linh hoạt và chủ động trong các cuộc đàm phán với Triều Tiên. Mike Pence là người ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn dựa trên việc áp đặt các biện pháp trừng phạt, điều từng được đề cập đến trong các tuyên bố công khai của ông. Hơn nữa, quan hệ cá nhân giữa ông Pence với ông Kim Jong Un cũng khó có thể so sánh với quan hệ cá nhân, vốn được coi là “rất tốt đẹp” giữa ông Trump với lãnh đạo Triều Tiên. Do tính cách và hồ sơ chính trị của ông Pence khác biệt hoàn toàn so với Tổng thống Trump nên chính sách của ông với Triều Tiên chắc chắn sẽ ít linh hoạt và khó tạo ra sự đột phá.

Kịch bản thứ hai căn cứ vào giả thuyết cho rằng do ảnh hưởng của Thượng viện Mỹ, nơi đảng Cộng hòa chiếm đa số, ông Trump vẫn tại nhiệm. Nếu điều đó xảy ra, khả năng các bên đạt được một sự thỏa hiệp, chẳng hạn như hiệp ước giải trừ vũ khí có thể kiểm chứng được, sẽ cao hơn so với kịch bản đầu tiên.

Cần phải nhắc lại rằng, cho đến thời điểm hiện tại, ông Trump là nhân vật chính trị lớn duy nhất ở Washington từng có 3 cuộc gặp với Chủ tịch Kim Jong Un và thỏa hiệp với phía Triều Tiên một cách thuận lợi (không giống như Phó Tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng Mike Pompeo hay Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton). Song cũng cần lưu ý, ngay cả khi ông Trump không bị luận tội và không bị mất chức, các cuộc điều tra kéo dài chắc chắn sẽ làm suy yếu vị thế đàm phán của ông. Chính sách của Mỹ về Triều Tiên, do vậy, sẽ không ổn định vì áp lực của cuộc điều tra và cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020.

Đối với Triều Tiên, sẽ hợp lý hơn để chờ xem ai sẽ làm Tổng thống tiếp theo trước khi thay đổi chiến lược đàm phán. Nếu Tổng thống Trump bị “hạ gục” trong cuộc điều tra luận tội hay bị đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2020 thì Bình Nhưỡng có khả năng quay trở lại với chiến thuật “đe dọa hạt nhân” cổ điển của nước này, nhà phân tích Daminov Ildar nhận định.

Tóm lại, triển vọng hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên vẫn xa vời và cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump khiến hy vọng ngày càng lu mờ hơn. Đạt được một thỏa thuận phi hạt nhân hóa trước hạn chót mà Triều Tiên đặt ra là điều nằm ngoài sức tưởng tượng, vì các phiên điều trần luận tội vẫn đang gây áp lực khiến Tổng thống Trump phải chuyển hướng tập trung sang các vấn đề nội bộ quan trọng hơn thay vì chính sách đối ngoại. Trong bối cảnh thời hạn chót sắp qua, sự thiếu tập trung của Washington vào các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa do những bất ổn nội bộ, đang gây cản trở các mục tiêu lâu dài là phi hạt nhân hóa Triều Tiên và hòa giải liên Triều.

Theo Hồng Anh/VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

23:12 , 24/04/2024

Ngày 24/4, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc cho biết, một vệ tinh nano của Hàn Quốc đã được phóng lên quỹ đạo Trái Đất trong dự án quốc gia nhằm tạo ra một chòm sao vệ tinh vào năm 2027.

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

23:11 , 24/04/2024

ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc đang sở hữu Tiktok, sẽ buộc phải thoái vốn của nền tảng video này tại Mỹ trong vòng khoảng 9 tháng, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm hoạt động. Quy định này được nêu trong một dự luật đã được Thượng viện Mỹ thông qua vào cuối ngày 23/4, với tỷ lệ ủng hộ có chênh lệch lớn 79 phiếu ủng hộ /18 phiếu chống.

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

20:03 , 24/04/2024

Các giáo sư y khoa tại các bệnh viện lớn ở Hàn Quốc sẽ từ chức từ vào cuối tuần này và bắt đầu áp dụng việc nghỉ việc 1 ngày/tuần bắt đầu từ ngày 3/5. Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp chiều 23/4 của Ủy ban đại diện cho các giáo sư từ 20 trường y trên toàn quốc, bao gồm Đại học Quốc gia Seoul (SNU), Đại học Yonsei và Đại học Ulsan.

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

20:02 , 24/04/2024

Ngày 23/4, Tòa án cấp cao tại London (Anh) bắt đầu xét xử tranh chấp giữa các hãng dược Pfizer/BioNTech với Moderna liên quan bằng sáng chế công nghệ vaccine phòng COVID-19 vốn đã giúp cứu mạng vô số người trong đại dịch.

Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và một số nước khác

Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và một số nước khác

20:01 , 24/04/2024

Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.

Thủ tướng Kishida gửi lễ tới đền Yasukuni ở Tokyo, Hàn Trung phản đối

Thủ tướng Kishida gửi lễ tới đền Yasukuni ở Tokyo, Hàn Trung phản đối

23:22 , 22/04/2024

Ngày 21/4, Hàn Quốc và Trung Quốc ra tuyên bố phản đối việc Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida gửi lễ vật thờ cúng tới Đền Yasukuni ở Tokyo, địa danh mà Trung Quốc và Hàn Quốc cho là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong quá khứ.

Trung Quốc - Campuchia tăng cường hợp tác

Trung Quốc - Campuchia tăng cường hợp tác

23:21 , 22/04/2024

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, ngày 21/4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Sok Chenda Sophea tại Phnom Penh. Campuchia là điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du ba chặng của ông Vương tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau các chuyến thăm trước đó tới Indonesia và Papua New Guinea.

Philippines, Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung thường niên Balikatan

Philippines, Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung thường niên Balikatan

23:19 , 22/04/2024

Ngày 22/4, khoảng 11.000 binh sĩ Mỹ và 5.000 lính Philippines bắt đầu bắt đầu tiến hành cuộc tập trận chung thường niên mang tên Balikatan (Vai kề vai). Mặc dù số lượng binh lính tham gia ít hơn năm ngoái nhưng Balikatan 2024 được đánh giá mở rộng và phát triển hơn, với sự tham gia của nhiều quốc gia và lực lượng an ninh địa phương với tư cách quan sát viên.

Lãnh đạo tối cao Iran lên tiếng sau đợt tấn công Israel

Lãnh đạo tối cao Iran lên tiếng sau đợt tấn công Israel

20:17 , 22/04/2024

Hãng thông tấn chính thức của Iran IRNA đưa tin, ngày 21/4, Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã cảm ơn các lực lượng vũ trang nước này vì chiến dịch chống lại Israel vào ngày 13/4, và kêu gọi họ "không ngừng theo đuổi đổi mới quân sự và học hỏi chiến thuật của kẻ thù". Đây là bình luận đầu tiên của ông Khamenei về cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ của Iran vào Israel mới đây

Israel đánh bom thành phố Rafah khiến 22 người thiệt mạng

Israel đánh bom thành phố Rafah khiến 22 người thiệt mạng

20:16 , 22/04/2024

Ngày 22/4, hãng tin Euronews dẫn thông báo của giới chức y tế Dải Gaza xác nhận, ít nhất 22 người, trong đó có 18 em nhỏ, đã thiệt mạng trong một đợt không kích quy mô lớn do Israel tiến hành nhắm vào các mục tiêu ở thành phố Rafah phía Nam Dải Gaza.