ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đưa cụm từ "virus Vũ Hán" vào tuyên bố chung, Mỹ gây chia rẽ G7

Các quan chức ngoại giao G7 đã từ chối cách gọi tên virus corona mới là "virus Vũ Hán" theo đề xuất của Mỹ.

26/03/2020 12:36

Việc Bộ Ngoại giao Mỹ thúc đẩy đưa cụm từ “virus Vũ Hán” vào một tuyên bố chung của nhóm G7 sau cuộc họp cấp Bộ trưởng Ngoại giao với trọng tâm bàn thảo về dịch bệnh Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra hôm 25/3 đã bị từ chối, dẫn đến việc các thành viên đưa ra tuyên bố riêng, gây chia rẽ trong nhóm.

dua cum tu "virus vu han" vao tuyen bo chung, my gay chia re g7 hinh 1
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Reuters.

“Những gì Bộ Ngoại giao Mỹ đề xuất là một lằn ranh đỏ. Bạn không thể đồng ý với việc đặt tên như vậy cho virus và cố gắng truyền đạt điều này”, một nhà ngoại giao châu Âu nói.

Dự thảo tuyên bố của Mỹ cũng đổ lỗi cho Trung Quốc về sự lây lan của đại dịch, nhà ngoại giao giấu tên này cho biết thêm.

Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt tên cho virus corona chủng mới gây dịch bệnh Covid-19 là virus SARS-CoV-2 nhưng bản dự thảo tuyên bố chung gồm 12 đoạn được Mỹ gửi đến các Bộ trưởng G7 đã gọi virus này là “virus Vũ Hán”. Vì Mỹ hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7 bao gồm Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Canada và Mỹ) nên nước này chịu trách nhiệm soạn dự thảo tuyên bố chung.

Khi không thể thống nhất với bản dự thảo từ phía Mỹ, một số quốc gia thành viên đã đưa ra tuyên bố riêng sau cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao G7. Cuộc họp này được tổ chức trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh trên toàn cầu.

Tuyên bố của Pháp về cuộc họp đề cập “đại dịch Covid-19”. Và trong một dấu hiệu cho thấy thuật ngữ mô tả về dịch bệnh hiện nay không phải là ưu tiên của tất cả các thành viên trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã ký vào một tuyên bố của các Bộ trưởng Tài chính G7. Tuyên bố này nhấn mạnh việc các thành viên đang tăng cường phối hợp để có phản ứng phù hợp đảm bảo sức khỏe của người dân trên thế giới, giữ ổn định kinh tế toàn cầu và giảm thiểu tác động đến tài chính của việc lây lan dịch bệnh Covid-19.

Trước đó, một tuyên bố chung của Tổng thống Donald Trump và các nhà lãnh đạo G7 khác sau hội nghị trực tuyến hôm 16/3 đã không đề cập Trung Quốc.

Trong những chỉ trích công khai, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã liên tục nhằm mục tiêu vào Trung Quốc, cho rằng nước này thiếu minh bạch ngay từ khi đại dịch khởi phát. Tờ Der Spiegel của Đức là cơ quan truyền thông đầu tiên loan tin về việc cụm từ “virus Vũ Hán” được đưa vào dự thảo. Bản thân ông Pompeo khi được hỏi về thông tin này cũng không hề phủ nhận: “Tôi luôn cho rằng, tại các cuộc gặp sắp tới, điều quan trọng nhất là chúng tôi có thể đưa ra một thông điệp chung”.

Ngoại trưởng Pompeo cũng cho biết, đại dịch là mối quan tâm chính trong chương trình nghị sự của cuộc họp hôm 25/3.

“Có rất nhiều ý kiến thảo luận ngày hôm nay (25/3) giữa các thành viên G7 về chiến dịch che đậy thông tin mà Trung Quốc đã và đang tiếp tục thực hiện”, ông Pompeo nói.

Trung Quốc đã báo cáo về một loạt các trường hợp mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 31/12/2019, trong khi các quan chức Trung Quốc cho biết họ bắt đầu liên lạc thường xuyên với Mỹ về virus corona chủng mới từ ngày 3/1/2020. Trường hợp đầu tiên nhiễm SARS-CoV-2 ở Mỹ được xác nhận vào ngày 20/1.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Pompeo lý giải cách gọi tên virus corona mới ông thường dùng: "Chính Trung Quốc nói rằng Vũ Hán là nơi khởi đầu của virus. Đâu phải từ ngữ của tôi. Từ ngữ của chính Trung Quốc đó", ông Pompeo nói.

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng cụm từ này có thể gây ra kỳ thị, đặc biệt khi đã có những báo cáo về việc những người gốc Á ở Mỹ bị phân biệt đối xử sau khi dịch bùng phát. Khi virus được đặt tên chính thức, Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus lưu ý rằng việc đặt tên virus là để ngăn việc gọi virus này bằng những tên khác không chính xác hoặc có thể gây ra sự kỳ thị.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua (25/3) cho biết ông sẽ dừng sử dụng cụm từ "virus Trung Quốc" sau khi Mỹ-Trung leo thang căng thẳng và đổ lỗi cho nhau về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

"Tôi không hối tiếc về điều này. Họ đã cáo buộc những người lính của chúng ta làm việc đó (mang virus SARS-CoV-2 tới Vũ Hán – ND). Họ nói rằng những người lính của chúng ta làm việc này có chủ đích, sao có thể như vậy được?", Tổng thống Trump nhận định trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên Fox News ngày 24/3.

"Hãy nhìn xem, mọi người đều biết nó (dịch Covid-19-ND) đến từ Trung Quốc nhưng tôi quyết định chúng ta không nên quá quan trọng việc này. Tôi nghĩ mọi người đều hiểu. Tuy nhiên, tất cả mọi thứ bắt đầu khi họ nói rằng những người lính của chúng ta đã làm vậy. Những người lính của chúng ta không có lý do gì để làm như vậy", ông Trump nêu rõ./.

 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tesla có khả năng sa thải hơn 10% nhân sự

Tesla có khả năng sa thải hơn 10% nhân sự

11:25 , 17/04/2024

Công ty chế tạo xe điện Tesla (Mỹ) mới đây cho biết, sẽ sa thải hơn 10% lực lượng lao động, trong bối cảnh hãng này đối mặt với nhu cầu xe điện giảm, và thị trường cạnh tranh gay gắt.

FBI mở cuộc điều tra hình sự vụ sập cầu Francis Scott Key tại bang Maryland

FBI mở cuộc điều tra hình sự vụ sập cầu Francis Scott Key tại bang Maryland

11:24 , 17/04/2024

Truyền thông Mỹ vừa cho biết, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã mở một cuộc điều tra hình sự liên bang về vụ sập cầu tại bang Maryland hôm 26/3 vừa qua.

Tổng thống Pháp nỗ lực thúc đẩy một lệnh ngừng bắn nhân dịp Thế vận hội Olympic

Tổng thống Pháp nỗ lực thúc đẩy một lệnh ngừng bắn nhân dịp Thế vận hội Olympic

11:22 , 17/04/2024

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang có kế hoạch tìm kiếm một lệnh ngừng bắn cho các cuộc xung đột lớn trên thế giới bao gồm cuộc chiến tại Dải Gaza và Ukraine- vào đúng dịp diễn ra Thế vận hội Olympic mùa hè ở Paris.

IAEA: Nguy cơ mất an toàn ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vẫn hiện hữu

IAEA: Nguy cơ mất an toàn ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vẫn hiện hữu

11:22 , 17/04/2024

Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mới đây, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi, cho rằng, nguy cơ mất an toàn tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vẫn hiện hữu, mặc dù đã chuyển tất cả các tổ máy điện sang chế độ tạm dừng hoạt động.

Mỹ đầu tư 6,4 tỷ USD cho hãng Samsung của Hàn Quốc để mở rộng hoạt động sản xuất chip tại bang Texas

Mỹ đầu tư 6,4 tỷ USD cho hãng Samsung của Hàn Quốc để mở rộng hoạt động sản xuất chip tại bang Texas

11:15 , 17/04/2024

Bộ Thương mại Mỹ mới đây cho biết, chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ cấp cho hãng Samsung của Hàn Quốc 6,4 tỷ USD để mở rộng hoạt động sản xuất chip tại bang Texas. Kế hoạch được công bố trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang thúc đẩy sáng kiến phục hồi hoạt động sản xuất chip trong nước sau tình trạng thiếu chất bán dẫn trong đại dịch COVID-19 gây ra những lỗ hổng rõ ràng cho chuỗi cung ứng.

Nhóm các nhà nghiên cứu tại Đức phát triển robot siêu nhỏ để điều trị bệnh

Nhóm các nhà nghiên cứu tại Đức phát triển robot siêu nhỏ để điều trị bệnh

11:14 , 17/04/2024

Trong vài chục năm qua, các phương pháp điều trị bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thư, đã tiến bộ vượt bậc. Nhiều loại bệnh ung thư đã không còn giữ tỷ lệ tử vong cao như trước nhờ có các biện pháp can thiệp của y học làm chậm hoặc chấm dứt sự phát triển của các khối u, thậm chí còn có thể loại bỏ chúng hoàn toàn. Gần đây, một nhóm nhà nghiên cứu tại Đại học Kỹ thuật Munich (Đức) đang phát triển loại robot siêu nhỏ- có khả năng di chuyển trong hệ thống tế bào và kích thích các tế bào một cách có chủ đích, hướng tới phục vụ điều trị bệnh trong tương lai. Theo nhóm nghiên cứu, đây là robot dạng này đầu tiên trên thế giới.

Chứng khoán châu Á giảm, giá vàng tăng, giá dầu tăng sau xung đột Iran - Israel

Chứng khoán châu Á giảm, giá vàng tăng, giá dầu tăng sau xung đột Iran - Israel

23:26 , 15/04/2024

Thị trường chứng khoán châu Á nhuộm sắc đỏ, trong khi giá vàng và giá dầu tiếp tục tăng trong sáng đầu tuần 15/4, trong bối cảnh cuộc tấn công của Iran vào Israel gây ra lo ngại xung đột sẽ lan rộng ở Trung Đông.

Phiên tòa hình sự đầu tiên xét xử cựu Tổng thống Mỹ

Phiên tòa hình sự đầu tiên xét xử cựu Tổng thống Mỹ

23:20 , 15/04/2024

Bắt đầu từ ngày 15/4 theo giờ Mỹ, Phiên tòa hình sự xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bắt đầu với việc lựa chọn bồi thẩm đoàn ở New York, nơi ông phải đối mặt với những cáo buộc rằng, ông đã trả tiền để ngăn chặn vụ bê bối trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Đây là vụ án đầu tiên - trong số 4 vụ án hình sự dự kiến được đưa ra xét xử đối với ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2024.

Apple mất vị trí nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu vào tay Samsung

Apple mất vị trí nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu vào tay Samsung

20:15 , 15/04/2024

Ngày 14/4, Tập đoàn nghiên cứu thị trường IDC công bố dữ liệu cho thấy doanh số bán smartphone toàn cầu đã tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 289,4 triệu chiếc. Đặc biệt, Samsung Electronics đã lấy lại ngôi vương từ tay Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu trong quý I/2024. Thị phần của Apple đã giảm xuống còn 17,3%, trong khi Samsung đã tăng lên 20,8%.

Hội đồng bảo an LHQ họp khẩn về tình hình Trung Đông

Hội đồng bảo an LHQ họp khẩn về tình hình Trung Đông

20:11 , 15/04/2024

Trong bối cảnh tình hình Israel và Iran diễn biến phức tạp, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3. Phiên họp khẩn được thực hiện theo thư yêu cầu Israel.