ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Gavi: 4 "đòn đánh" giúp Việt Nam kiểm soát Covid-19 thành công

Liên minh Vaccine quốc tế (Gavi) vừa xác định 4 cách thức – 4 "đòn đánh" do Việt Nam sử dụng để khống chế thành công "giặc" Covid-19.

28/05/2020 07:07

LTS: “Liên minh Vaccine” (Gavi) là một tổ chức đối tác y tế công-tư toàn cầu, ra đời với mục đích giúp trẻ em ở các nước nghèo nhất thế giới được tiếp cận với các loại vaccine (vắc-xin) mới và chưa được sử dụng nhiều. Hôm 25/5/2020, website Gavi đăng một bài viết về kinh nghiệm chống Covid-19 hiệu quả tại Việt Nam. Dưới đây là phần dịch bài viết này:

***

gavi: 4 "don danh" giup viet nam kiem soat covid-19 thanh cong hinh 1
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt phòng dịch Covid-19. Ảnh: Bộ Y tế Việt Nam.

Ngày 23/1/2020, Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên trên thế giới ghi nhận một ca mắc Covid-19 và cũng là nước đầu tiên ghi nhận ca lây nhiễm từ người sang người đầu tiên bên ngoài Trung Quốc đại lục. Một trăm ngày sau đó, chỉ có 270 ca nhiễm SARS-CoV-2 (virus gây bệnh Covid-19) được xác nhận ở đất nước này và chưa có cả tử vong nào do bệnh này ở đây.

Trong khi hệ thống y tế của một số nước giàu có hơn đã tiến sát tới bờ “sụp đổ” do khủng hoảng Covid-19 thì Việt Nam đã nhanh chóng phản ứng và vẫn kiểm soát được tình hình. Liệu cách thức phản ứng nhanh chóng, hiệu quả này có thể trở thành một mô hình khả dĩ cho các nước thu nhập thấp khác?

Với dân số trên 97 triệu người, Việt Nam đã có kinh nghiệm phản ứng lại sự bùng phát của các bệnh truyền nhiễm khác như SARS, MERS, sởi, và sốt xuất huyết. Với trường hợp virus SARS-CoV-2, Việt Nam dựa vào 4 giải pháp tương đối hiệu quả về chi phí, bao gồm xét nghiệm chiến lược, truy vết người tiếp xúc với người nhiễm bệnh thông qua ứng dụng điện thoại, và các chiến dịch truyền thông hiệu quả. Bên cạnh đó, Việt Nam đã thực thi một cuộc cách ly xã hội toàn quốc từ ngày 1/4 đến 22/4.

1. Xét nghiệm nhanh tầm chiến lược

Khi xuất hiện tin tức đầu tiên về các ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Trung Quốc, Việt Nam liền ra tay hành động. Đã quen với các dịch bệnh gần đây như là SARS và H5N1, Việt Nam theo dõi sát sao khu vực biên giới để ngăn ngừa virus mới lây lan. Sau đó khi phát hiện ra bệnh nhân Covid-19, Việt Nam đã cách ly ngay các cộng đồng nơi xuất hiện ca nhiễm.

Vào ngày 11/1/2020, sau khi Trung Quốc thông báo ca tử vong đầu tiên do Covid-19, Việt Nam đã thực hiện kiểm tra y tế tại các sân bay. Tất cả hành khách đều phải đo thân nhiệt, và những ai bị sốt, ho, đau ngực hay khó thở liền được tách riêng ra để xét nghiệm. Những ca được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2, những hành khách đi cùng họ, phi hành đoàn, và tất cả những người tiếp xúc với bệnh nhân đều được cách ly trong 14 ngày.

Bộ Y tế Việt Nam đã tổ chức họp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật của Mỹ (CDC) từ tận ngày 15/1/2020 – nhiều tuần lễ trước khi nhiều nước khác bắt đầu lên chiến lược đối phó. Các nỗ lực hành động nhanh và xét nghiệm hiệu quả của Việt Nam đã giúp làm chậm đà lây lan của virus corona chủng mới này ở giai đoạn sớm nhất.

2. Truy vết gắt gao các tiếp xúc

Khi virus SARS-CoV-2 lây truyền trên thế giới, Việt Nam thực hiện việc cách ly bắt buộc 14 ngày đối với những người nhập cảnh, đồng thời hủy tất cả các chuyến bay nước ngoài. Những người bộc lộ triệu chứng Covid-19 được theo dõi sát sao tại các cơ sở y tế và các đối tượng tiếp xúc với họ đều được truy tìm.

Sử dụng các dữ liệu của Bộ Y tế về các ca mắc bệnh, nghi mắc bệnh, và phơi nhiễm với Covid-19, các hoạt động truy vết tiếp xúc trên diện rộng đã trở nên khả thi nhờ vào việc huy động nhanh chóng các nhân viên y tế, công an, quân đội, và đội ngũ công chức.

Hoạt động truy vết còn thành công nhờ vào việc ứng dụng công nghệ. Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã phát triển một ứng dụng điện thoại di động có tên gọi là NCoVi, cho phép công chúng cập nhật tình trạng sức khỏe của mình hàng ngày. Ứng dụng cũng chia sẻ các điểm nóng mới về ca nhiễm mới và cung cấp cho người dùng các “cách thức tốt nhất” để giữ sức khỏe.

Bộ Y tế Việt Nam cũng phát triển một hệ thống báo cáo trực tuyến nhằm hỗ trợ việc giám sát các ca mắc Covid-19 và nghi nhiễm virus gây bệnh này.

Các nỗ lực tổng hợp này bảo đảm các ca nhiễm mới là được báo cáo đầy đủ và sau đó được cách ly kịp thời.

3. Chiến dịch tuyên truyền hiệu quả

Việt Nam không ngại phát các chương trình nói rõ về tính nghiêm trọng của đại dịch Covid-19. Đất nước này thậm chí còn sản xuất ra một clip âm nhạc đã trở thành hiện tượng trên các mạng xã hội. Clip này được nhà nước tài trợ, đã sử dụng một bài hát với giai điệu và ca từ bắt tai để truyền tải thông điệp về tầm quan trọng của việc rửa tay. Clip dễ nhớ, hiệu quả, và đã được chia sẻ nhiệt tình với cả thế giới.

Ngày 19/3/2020, Việt Nam cũng phát động một chiến dịch mua các đồ y tế và bảo hộ cho những người phải làm việc ở cự ly gần với các bệnh nhân Covid-19. Vào ngày 5/4/2020, hơn 2,1 triệu tin nhắn quyên góp đã được gửi qua điện thoại di động.

Cả hai chiến dịch này đã thành công trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về đại dịch Covid-19, từ đó giúp chặn đứng đà lây lan của nó.

4. Phát triển nhanh chóng bộ kit xét nghiệm Covid-19

Có một số thông tin nói rằng Việt Nam chưa có ca tử vong nào vì Covid-19 là do nước này chưa tiến hành đủ các cuộc xét nghiệm. Nhưng điều này không đúng. Việt Nam không chỉ đã mua 200.000 bộ xét nghiệm của Hàn Quốc mà còn nhanh chóng tự phát triển các bộ xét nghiệm hiệu quả của riêng mình.

Bộ xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam là do các nhà khoa học nước này phát triển trong vòng một tháng. Đây là giải pháp hiệu quả, nhanh với giá cả phù hợp, giúp chẩn đoán các ca nghi nhiễm Covid-19 chỉ trong một tiếng đồng hồ. Vận dụng các kỹ thuật đã được WHO phê chuẩn, các bộ kit này đã giúp hiện thực hóa việc cách ly những người mắc bệnh và truy tìm những người đã tiếp xúc với họ. Và khác biệt với những nước phải dựa vào việc xét nghiệm ồ ạt trên diện rộng, Việt Nam chỉ tiến hành xét nghiệm trên các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm.

Bốn yếu tố trên là một phần trọng yếu trong câu chuyện thành công của Việt Nam liên quan đến đại dịch Covid-19, ít nhất là cho đến thời điểm này.

Trong nỗ lực chống Covid-19 vừa qua, các chương trình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam đã bị gián đoạn khiến nhiều trẻ em chưa được tiêm vaccine. Nhưng Gavi đang tích cực làm việc với chính phủ Việt Nam để khắc phục tình trạng này, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, bảo đảm mọi trẻ em ở Việt Nam đều được tiêm phòng các bệnh có thể ngăn ngừa được trong suốt cuộc đời của mình./.

Trung Hiếu/VOV.VN biên dịch
Nguồn: Gavi

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

23:12 , 24/04/2024

Ngày 24/4, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc cho biết, một vệ tinh nano của Hàn Quốc đã được phóng lên quỹ đạo Trái Đất trong dự án quốc gia nhằm tạo ra một chòm sao vệ tinh vào năm 2027.

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

23:11 , 24/04/2024

ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc đang sở hữu Tiktok, sẽ buộc phải thoái vốn của nền tảng video này tại Mỹ trong vòng khoảng 9 tháng, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm hoạt động. Quy định này được nêu trong một dự luật đã được Thượng viện Mỹ thông qua vào cuối ngày 23/4, với tỷ lệ ủng hộ có chênh lệch lớn 79 phiếu ủng hộ /18 phiếu chống.

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

20:03 , 24/04/2024

Các giáo sư y khoa tại các bệnh viện lớn ở Hàn Quốc sẽ từ chức từ vào cuối tuần này và bắt đầu áp dụng việc nghỉ việc 1 ngày/tuần bắt đầu từ ngày 3/5. Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp chiều 23/4 của Ủy ban đại diện cho các giáo sư từ 20 trường y trên toàn quốc, bao gồm Đại học Quốc gia Seoul (SNU), Đại học Yonsei và Đại học Ulsan.

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

20:02 , 24/04/2024

Ngày 23/4, Tòa án cấp cao tại London (Anh) bắt đầu xét xử tranh chấp giữa các hãng dược Pfizer/BioNTech với Moderna liên quan bằng sáng chế công nghệ vaccine phòng COVID-19 vốn đã giúp cứu mạng vô số người trong đại dịch.

Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và một số nước khác

Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và một số nước khác

20:01 , 24/04/2024

Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.

Thủ tướng Kishida gửi lễ tới đền Yasukuni ở Tokyo, Hàn Trung phản đối

Thủ tướng Kishida gửi lễ tới đền Yasukuni ở Tokyo, Hàn Trung phản đối

23:22 , 22/04/2024

Ngày 21/4, Hàn Quốc và Trung Quốc ra tuyên bố phản đối việc Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida gửi lễ vật thờ cúng tới Đền Yasukuni ở Tokyo, địa danh mà Trung Quốc và Hàn Quốc cho là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong quá khứ.

Trung Quốc - Campuchia tăng cường hợp tác

Trung Quốc - Campuchia tăng cường hợp tác

23:21 , 22/04/2024

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, ngày 21/4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Sok Chenda Sophea tại Phnom Penh. Campuchia là điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du ba chặng của ông Vương tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau các chuyến thăm trước đó tới Indonesia và Papua New Guinea.

Philippines, Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung thường niên Balikatan

Philippines, Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung thường niên Balikatan

23:19 , 22/04/2024

Ngày 22/4, khoảng 11.000 binh sĩ Mỹ và 5.000 lính Philippines bắt đầu bắt đầu tiến hành cuộc tập trận chung thường niên mang tên Balikatan (Vai kề vai). Mặc dù số lượng binh lính tham gia ít hơn năm ngoái nhưng Balikatan 2024 được đánh giá mở rộng và phát triển hơn, với sự tham gia của nhiều quốc gia và lực lượng an ninh địa phương với tư cách quan sát viên.

Lãnh đạo tối cao Iran lên tiếng sau đợt tấn công Israel

Lãnh đạo tối cao Iran lên tiếng sau đợt tấn công Israel

20:17 , 22/04/2024

Hãng thông tấn chính thức của Iran IRNA đưa tin, ngày 21/4, Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã cảm ơn các lực lượng vũ trang nước này vì chiến dịch chống lại Israel vào ngày 13/4, và kêu gọi họ "không ngừng theo đuổi đổi mới quân sự và học hỏi chiến thuật của kẻ thù". Đây là bình luận đầu tiên của ông Khamenei về cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ của Iran vào Israel mới đây

Israel đánh bom thành phố Rafah khiến 22 người thiệt mạng

Israel đánh bom thành phố Rafah khiến 22 người thiệt mạng

20:16 , 22/04/2024

Ngày 22/4, hãng tin Euronews dẫn thông báo của giới chức y tế Dải Gaza xác nhận, ít nhất 22 người, trong đó có 18 em nhỏ, đã thiệt mạng trong một đợt không kích quy mô lớn do Israel tiến hành nhắm vào các mục tiêu ở thành phố Rafah phía Nam Dải Gaza.