ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hội nghị thượng đỉnh EU quyết định tương lai quan hệ Anh -EU

Câu chuyện nước Anh rời khỏi "mái nhà chung" Liên minh châu Âu (EU) (gọi tắt là Brexit) vẫn chưa đi đến hồi kết và trở thành chủ đề thời sự "nóng" nhất tại châu Âu trong những ngày qua.

16/10/2020 14:13

Trên lý thuyết, Anh đã chính thức rút khỏi EU từ ngày 31/1 năm nay và có gần 1 năm cho “quá trình chuyển tiếp” để hai bên định hình mối quan hệ trong tương lai ở tất cả các lĩnh vực từ thương mại tới giao thông và hợp tác hạt nhân. Càng gần đến cuối năm, các cuộc đàm phán càng trở nên gấp rút trong bối cảnh vẫn còn quá nhiều khác biệt.

Hội nghị thượng đỉnh 27 nước thành viên EU diễn ra ngày 15/10 (theo giờ địa phương) được xem là thời hạn chót để các bên quyết định liệu có đạt được thỏa thuận nào hay không. Giới quan sát kỳ vọng, hai bên sẽ có sự nhượng bộ lẫn nhau để tránh một cuộc “chia tay” không thỏa thuận sẽ gây bất lợi cho cả hai.

Những diễn biến mới nhất về Hội nghị thượng đỉnh EU

Kết thúc phiên họp đầu tiên trong đêm qua theo giờ Brussels, hai phía Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh đã đạt được một số tiến bộ nhất định để có thể tạo bàn đạp cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Đầu tiên, đó là hai bên đã thống nhất sẽ kéo dài các cuộc đàm phán, mà theo như Trưởng đoàn đàm phán của EU là ông Michel Barnier là EU sẵn sàng đàm phán đến ngày cuối cùng để đạt được thỏa thuận.  Bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU, cũng thông báo là đã có tiến bộ đáng kể trong một số lĩnh vực, dù không nêu rõ cụ thể là gì.

Tuy nhiên, về phía Anh, đang có những tín hiệu trái ngược. Trưởng đoàn đàm phán phía Anh là ông David Frost mặc dù vẫn khẳng định quyết tâm của phía Anh về việc đạt được thỏa thuận hậu Brexit nhưng cũng tuyên bố rằng các đòi hỏi mới nhất của EU là rất đáng thất vọng và đáng ngạc nhiên. Phía Anh cũng thông báo rằng trong ngày hôm nay, 16/10, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ nêu rõ cách tiếp cận mới với phía EU trong các cuộc đàm phán. Trước đó, trong các cuộc đàm phán đang được tiến hành tại Brussel song song với Thượng đỉnh EU, phía EU đã yêu cầu rất rõ là phía Anh cần phải nhượng bộ trong 3 vấn đề mấu chốt. Vấn đề đầu tiên là cạnh tranh thương mại công bằng, tức Anh phải có tiêu chuẩn tương đương EU về trợ cấp nhà nước, về môi trường hay quyền của người lao động. Tiếp đến, EU yêu cầu Anh phải nhượng bộ về cơ chế giải quyết tranh chấp và thỏa thuận về nghề cá. Đây là 3 trở ngại chính trong các đàm phán, trong khi một số lĩnh vực khác được cho là đã thu hẹp đáng kể khoảng cách bất đồng như giao thông hay an sinh xã hội.

Những “nước cờ” trước khi thời gian chuyển tiếp kết thúc?

Trong các cuộc đàm phán từ tháng 3/2020 đến nay, hai phía EU và Anh đều giữ quan điểm rất cứng rắn. Cho đến nay, chưa có bên nào chịu đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào lớn, khiến 10 vòng đàm phán rơi vào bế tắc. Có hai nguyên nhân chính cho sự bế tắc này. Về phía Anh, chính phủ của ông Boris Johnson vẫn đang tiếp tục sử dụng chiến thuật đẩy căng thẳng và bất ổn lên cao cho đến phút chót để buộc EU nhượng bộ, giống như những gì đã diễn ra cuối năm 2019, khi ông Boris Johnson đạt được thỏa thuận Brexit với EU nhờ vào khoảng 3 tuần đàm phán marathon cuối cùng. Do đó, phía Anh vẫn sử dụng chiến thuật một mặt đàm phán, mặt khác đẩy mạnh tuyên truyền về kịch bản “không thỏa thuận” để gây sức ép với EU.

Tuy nhiên, có một sự khác biệt rất lớn trong thái độ đàm phán của EU lần này. Khác với thỏa thuận Brexit để xử lý việc Anh rời EU, thỏa thuận lần này mà EU đàm phán với Anh là một thỏa thuận định hình quan hệ chiến lược trong tương lai giữa hai bên. Vì thế, EU có nhận thức rất rõ về việc nước Anh có thể trở thành một đối thủ nguy hiểm cạnh tranh trực tiếp với EU ở ngay cửa ngõ EU. Đó là lí do mà cho đến nay, EU kiên quyết đòi hỏi Anh phải chấp nhận nguyên tắc “sân chơi thương mại công bằng”, tức Anh phải tuân theo các tiêu chuẩn của EU thì mới cho phép Anh tiếp cận thị trường chung châu Âu. EU cực kỳ lo ngại Anh trở thành một quốc gia “phá giá” ở ngay cửa ngõ châu Âu. Tiếp đến, vấn đề nghề cá trở thành trở lực lớn khi một số nước EU, đặc biệt là Pháp, coi đây là lĩnh vực không thể nhượng bộ vì Tổng thống Pháp Macron rất cần sự ủng hộ của lực lượng cử tri trong nghề cá ở Tây Bắc nước Pháp. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác đó là hiện tại EU nhận thấy rất rõ rằng vị thế và uy tín chính trị của ông Boris Johnson trên chính trường Anh đang suy giảm rất mạnh do việc xử lý yếu kém đại dịch Covid-19, không còn ở thế áp đảo như sau cuộc tổng tuyển cử tháng 10/2019. Do đó, EU không muốn nhượng bộ, trong khi phía Anh vẫn muốn theo đuổi đến cùng chiến lược của mình. Vì thế, có thể hai bên sẽ kéo nhau đến những ngày đàm phán cuối cùng để xem bên nào sẽ chịu nhượng bộ nhiều hơn.

Kịch bản chia tay không thỏa thuận

Hiện tại, các lãnh đạo cấp cao của hai bên, từ Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Tổng thống Pháp Macron và Thủ tướng Anh Boris Johnson đều tuyên bố rằng kịch bản “Brexit không thỏa thuận” là rất cao. Cả hai bên cũng khẳng định đã chuẩn bị cho kịch bản đó. Nếu kịch bản không thỏa thuận diễn ra, tác động dễ thấy nhất đầu tiên sẽ là sự đình trệ trong việc giao thương hàng hóa giữa hai bên. Các cảng Calais ở Pháp và Dover ở Anh sẽ chứng kiến hàng dài các xe chở hàng tắc nghẽn vì hai bên sẽ phải mất rất nhiều thời gian để thông quan do hai bên không có quy định chung để xử lý. Hải quan của 27 nước EU cũng như của Anh sẽ là lực lượng vất vả nhất. Để giải quyết sự tắc nghẽn đó, nước Anh sẽ phải đàm phán các quy định thuế quan riêng lẻ theo nguyên tắc “có đi-có lại” với 27 nước EU. Khi đó trao đổi thương mại giữa hai bên sẽ bị tác động nghiêm trọng, cả hai đều sẽ phải chịu thiệt hại kinh tế lớn, từ việc xuất nhập khẩu cho đến việc cấm các ngư dân đánh bắt hải sản trên vùng biển của nhau.

Tác động nghiêm trọng thứ hai là quyền lợi của các công dân EU sống tại Anh và các công dân Anh đang sống tại các nước EU. Nhiều người có thể bị rơi vào tình trạng không giấy tờ hoặc cư trú bất hợp pháp, bị tước bỏ nhiều quyền lợi về pháp lý, an sinh xã hội và việc làm. Tiếp đến, hàng loạt các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên, về an ninh, hàng không dân dụng… cũng sẽ bị đình trệ. Đó sẽ là kịch bản mất mát với cả hai phía./.

Quang Dũng/VOV-Paris

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

WB kêu gọi G20 xem xét lại cơ chế giảm nợ

WB kêu gọi G20 xem xét lại cơ chế giảm nợ

18:23 , 22/04/2024

Trong bối cảnh các tổ chức kinh tế thế giới đang tiếp tục hỗ trợ các thị trường mới nổi và những nền kinh tế đang phát triển gặp khó khăn trong việc giải quyết mức nợ ngày càng tăng, Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB), ông Indermit Gill vừa nhận định, cơ chế giảm nợ cho các nước nghèo nhất trên thế giới hiện nay không khả thi và cần phải xem xét lại trong khi triển vọng kinh tế thế giới trong những năm gần đây không mấy khả quan.

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ: Trung Quốc mong muốn quan hệ ổn định, lành mạnh và bền vững với Mỹ

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ: Trung Quốc mong muốn quan hệ ổn định, lành mạnh và bền vững với Mỹ

18:21 , 22/04/2024

Ngày 21/4, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tạ Phong đã lên tiếng kêu gọi 2 cường quốc hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Mỹ cùng phối hợp để cải thiện quan hệ -mặc dù vẫn còn vô số vướng mắc trong nhiều vấn đề.

Israel phản đối các lệnh trừng phạt của Mỹ

Israel phản đối các lệnh trừng phạt của Mỹ

18:20 , 22/04/2024

Ngày 21/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhấn mạnh ông sẽ đấu tranh chống lại các biện pháp trừng phạt áp đặt lên bất kỳ đơn vị quân đội nào của Israel vì bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, sau khi truyền thông đưa tin về việc Washington có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 36 nghi can hoạt động cho IS

Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 36 nghi can hoạt động cho IS

18:18 , 22/04/2024

Các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ vừa bắt giữ 36 người tình nghi có liên quan đến tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo "(IS) tự xưng. Các hoạt động truy bắt được tiến hành tai 4 tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ.

Hàn Quốc: Chính phủ và các bác sĩ bế tắc về hạn ngạch của trường y

Hàn Quốc: Chính phủ và các bác sĩ bế tắc về hạn ngạch của trường y

18:17 , 22/04/2024

Cộng đồng y tế và chính phủ Hàn Quốc một lần nữa lại rơi vào bế tắc, bất chấp những nỗ lực của chính phủ -nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thảo luận, và cho phép một số linh hoạt trong quyết định tăng chỉ tiêu của trường y- khi ngày 21/4, hiệu trưởng các trường y trên toàn Hàn Quốc đã kêu gọi chính phủ của Tổng thống Yoon Suk Yeol không tăng chỉ tiêu tuyển sinh trường y cho năm tới, và cần thảo luận về việc tăng chỉ tiêu trong tương lai với cộng đồng y tế thông qua một cơ quan tư vấn chung.

Căn cứ của Mỹ ở Syria bị tấn công bằng tên lửa

Căn cứ của Mỹ ở Syria bị tấn công bằng tên lửa

18:00 , 22/04/2024

Ngày 21/4, truyền thông khu vực dẫn nguồn tin an ninh Iraq cho biết, 5 quả tên lửa đã được phóng vào tối cùng ngày từ Iraq hướng tới một căn cứ quân sự của Mỹ ở nước láng giềng Syria. Hiện con số thương vong vẫn chưa được xác minh.

Ấn Độ chuyển giao tên lửa hành trình siêu âm tầm xa BrahMos cho Philippines

Ấn Độ chuyển giao tên lửa hành trình siêu âm tầm xa BrahMos cho Philippines

11:11 , 21/04/2024

Ấn Độ ngày 19/4 đã chuyển giao tên lửa hành trình siêu âm tầm xa BrahMos cho Philippines, một phần của thỏa thuận liên chính phủ trị giá 375 triệu USD được ký năm 2022. BrahMos được đánh giá là một vũ khí chống lại tàu chiến của đối phương với năng lực chiến đấu cao.

Apple gỡ bỏ 2 ứng dụng của Meta khỏi App Store tại Trung Quốc

Apple gỡ bỏ 2 ứng dụng của Meta khỏi App Store tại Trung Quốc

11:09 , 21/04/2024

Truyền thông Mỹ ngày 19/4 đưa tin Apple đã gỡ bỏ hai ứng dụng nhắn tin phổ biến WhatsApp và Threads, cùng thuộc sở hữu của Meta, khỏi cửa hàng ứng dụng App Store ở Trung Quốc sau khi được chính phủ nước này yêu cầu. Lý do được đưa ra là do lo ngại về an ninh quốc gia.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo nền kinh tế Nga tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo nền kinh tế Nga tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024

11:08 , 21/04/2024

Giám đốc Bộ phận châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Alfred Kammer ngày 19/4 cho biết IMF ghi nhận sự tăng trưởng khá mạnh mẽ của nền kinh tế Nga.

Liên Hợp Quốc sẽ hợp tác với Mỹ vận chuyển viện trợ vào Gaza

Liên Hợp Quốc sẽ hợp tác với Mỹ vận chuyển viện trợ vào Gaza

11:07 , 21/04/2024

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) ngày 19/4 cho biết Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP) đã đồng ý hợp tác cung cấp viện trợ nhân đạo bằng đường biển cho người dân thường tại Gaza.