Cuộc cạnh tranh Omicron - Delta có thể định hình tương lai đại dịch
Trong bối cảnh biến chủng Omicron bắt đầu lan rộng, giới khoa học toàn cầu đang cố gắng xác định liệu "cuộc cạnh tranh" giữa Omicron và Delta sẽ định hình tương lai đại dịch ra sao.
AP đưa tin, trong bối cảnh biến chủng Omicron đang lây lan khắp miền nam châu Phi và xuất hiện tại hàng chục khác quốc gia khác trên thế giới, các nhà khoa học đang theo dõi chặt chẽ "cuộc cạnh tranh" có thể định hình tương lai của đại dịch. Câu hỏi được đặt ra là liệu Omicron, biến chủng có nhiều đột biến chưa từng, có áp đảo của Delta trên toàn cầu hay không.
Một số chuyên gia viện dẫn dữ liệu ban đầu từ Nam Phi và Anh, cho rằng Omicron có thể sẽ trở thành biến chủng trội toàn cầu.
"Hiện vẫn còn quá sớm, nhưng ngày càng có nhiều dữ liệu cho thấy Omicron dường như có khả năng áp đảo Delta ở rất nhiều, nếu không nói là mọi nơi", tiến sĩ Jacob Lemieux, người hợp tác với đại học Y Harvard trong nghiên cứu theo dõi các biến chủng SARS-CoV-2, cho biết.
Tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng, còn quá sớm để kết luận liệu Omicron có lây lan mạnh hơn Delta hay không và nếu có, liệu quá trình này diễn ra trong bao lâu.
Matthew Binnicker, giám đốc virus học lâm sàng tại tổ chức Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota, cho biết: "Tại Mỹ, Delta hiện đang gây ra những đợt bùng dịch lớn. Để biết được liệu Omicron có thay thế nó hay không, tôi nghĩ chúng ta sẽ biết được điều đó trong 2 tuần tới".
Nhiều câu hỏi quan trọng về Omicron vẫn chưa có câu trả lời, bao gồm liệu nó có gây ra triệu chứng nhẹ hơn hay nặng hơn và mức độ nó có thể né tránh được miễn dịch có được nhờ tiêm chủng hay từng mắc Covid-19.
Về vấn đề lây lan, các nhà khoa học đã chỉ ra diễn biến ở Nam Phi, nơi Omicron lần đầu bị phát hiện. Tốc độ lây lan của Omicron và việc nó đang trở thành chủng vượt trội ở đây đã khiến các chuyên gia lo lắng rằng quốc gia này sắp phải đối mặt với một làn sóng lây nhiễm khác có thể làm bệnh viện quá tải.
Từ giữa tháng 11, Nam Phi ghi nhận ít hơn 200 ca mới mỗi ngày và đến cuối tuần qua, số ca bệnh mới ở Nam Phi là hơn 16.000 ca/ngày. Omicron chiếm hơn 90% ca mắc mới ở tỉnh Gauteng, tâm dịch bùng phát chủng mới, và tiếp tục áp đảo tại 8 tỉnh khác ở Nam Phi.
Willem Hanekom, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y tế Châu Phi cho biết, so với 3 làn sóng trước, Omicron đang tạo ra một làn sóng lây nhiễm với tốc độ rất nhanh và đây là bằng chứng cho thấy nó có thể là virus rất dễ lây lan.
Tuy nhiên, ông Hanekom nhấn mạnh, Omicron xuất hiện khi Nam Phi có số người mắc Delta không cao, vì vậy cách diễn đạt Omicron áp đảo Delta dường như chưa chính xác ở Nam Phi vào thời điểm hiện tại.
Dấu hiệu gia tăng áp đảo
Ngoài Nam Phi, tại một số quốc gia khác, chuyên gia Lemieux cho rằng đã có những dấu hiệu cho thấy đặc tính của Omicron. Ví dụ, tại Anh, quốc gia đi đầu trong nỗ lực giải trình tự gen của virus, "chúng ta đang chứng kiến những tín hiệu gia tăng theo cấp số nhân của Omicron so với Delta".
Tại Mỹ, và phần còn lại của thế giới, ông Lemieux cho rằng, chưa có gì chắc chắn, nhưng nếu tập hợp các dữ liệu ban đầu lại với nhau có thể thấy một bức tranh nhất quán rằng Omicron có thể trở thành chủng trội trong vài tuần và vài tháng tới và có khả năng khiến số ca nhiễm mới tăng vọt.
Tại Nam Phi, cũng có dấu hiệu cho thấy Omicron dường như tấn công vào nhóm trẻ tuổi, hầu hết chưa tiêm chủng và phần lớn các ca nhập viện đều chỉ có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, chuyên gia Binnicker cho rằng, diễn biến của Omicron có thể khác đi ở những khu vực khác trên thế giới với những nhóm bệnh nhân khác nhau.
Trong khi thế giới vẫn chờ đợi câu trả lời cho Omicron, các nhà khoa học khuyên mọi người hãy làm mọi cách có thể để bảo vệ bản thân mình, như tiêm đủ mũi vaccine, tiêm mũi bổ sung, đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách xã hội để làm giảm khả năng lây lan của mầm bệnh.
Đức Hoàng/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng thống Zelensky: Mỹ không chuyển 20.000 tên lửa chống UAV cho Ukraine như đã hứa
Trong bối cảnh Chiến sự Nga - Ukraine những ngày qua leo thang nghiêm trọng với các đòn không kích quy mô lớn bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/6 xác nhận rằng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chuyển 20.000 tên lửa chống chống thiết bị bay không người lái UAV cho lực lượng Mỹ ở Trung Đông, thay vì viện trợ Ukraine như đã hứa.

Iran cảnh báo cắt giảm hợp tác nếu IAEA thông qua nghị quyết chống Tehran
Ngày 8/6, Giới chức Iran cảnh báo nước này sẽ giảm hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nếu tổ chức này thông qua nghị quyết chống lại Iran.

Tổng thống Mỹ: Thực hiện mọi hành động cần thiết để ‘giải phóng” Los Angeles
Tình hình căng thẳng tại Los Angeles chưa có dấu hiệu dừng lại khi ngày 8/6, Tổng thống Doanld Trump thông báo ông đã chỉ đạo, huy động nhiều bộ ngành liên quan của Mỹ trong việc giải quyết tình trạng mà ông gọi là “bị xâm lược và chiếm đóng” tại Los Angeles.

Trung Quốc lắp đặt giàn dầu khí lớn nhất trên biển Bột Hải
Ngày 8/6, Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Dầu khí Ngoài khơi có trụ sở tại Thiên Tân, Trung Quốc, thông báo, giàn xử lý trung tâm cho giai đoạn I của mỏ dầu Kenli 10-2 đã hoàn tất lắp đặt nổi thành công, phá kỷ lục về cả kích thước và trọng lượng lắp đặt giàn khoan dầu khí ngoài khơi ở khu vực biển Bột Hải.

Israel phá hủy nhiều nhà cửa của người Palestine ở Bờ Tây
Trong ngày 8/6, quân đội Israel vẫn duy trì tác chiến cường độ cao tại dải Gaza, quân đội Israel liên tục đẩy mạnh hoạt động trấn áp người Palestine ở khu Bờ Tây, bao gồm phá hủy nhà cửa và các công trình dân sự.

Afghanistan: Kabul có nguy cơ trở thành thành phố đầu tiên cạn kiệt nước
Ngày 8/6, theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Mercy Corps, các chuyên gia vừa đưa ra cảnh báo, Thủ đô Kabul của Afghanistan có thể trở thành thành phố đầu tiên hoàn toàn cạn kiệt nước trong thời kỳ hiện đại.

Mỹ triển khai 2.000 vệ binh quốc gia ứng phó với làn sóng biểu tình ở Los Angeles
Nhằm đối phó với các cuộc biểu tình phản đối truy quét người nhập cư của chính phủ bùng phát tại Los Angeles, Tổng thống Trump quyết định triển khai 2.000 binh sĩ vệ binh quốc gia tới khu vực này.

Iran sẵn sàng cho phép thanh tra hạt nhân nhưng không chấp nhận sự ép buộc
Ngày 7/6, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian khẳng định, Iran “sẵn sàng cho phép thanh tra các cơ sở hạt nhân” của nước này, đặc biệt là từ phía Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, Iran không chấp nhận bất kỳ hình thức ép buộc, bắt nạt hay áp đặt từ bên ngoài.

Nhật Bản phát minh ra loại nhựa mới có thể phân hủy nhanh trong đại dương
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa công bố một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với việc phát minh ra loại nhựa có khả năng phân hủy nhanh trong đại dương. Đây là sản phẩm do Viện RIKEN và Đại học Tokyo hợp tác phát triển, mang lại hy vọng lớn trong cuộc chiến chống ô nhiễm rác thải nhựa toàn cầu.

Các nhà khoa học Australia phát triển xét nghiệm máu mới giúp phát hiện sớm ung thư buồng trứng
Các nhà khoa học Australia đã công bố phương pháp xét nghiệm máu mang tính đột phá, có thể cứu sống hàng nghìn phụ nữ- nhờ khả năng phát hiện sớm ung thư buồng trứng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.