ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

EU đón thêm cú sốc năng lượng

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu leo thang ngày 5.7 khi công nhân dầu khí Na Uy đình công, làm đóng cửa 3 mỏ dầu ở Biển Bắc và khiến giá khí đốt tăng vọt.

06/07/2022 12:01

 

Na Uy là nguồn cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho Châu Âu vào năm ngoái, chỉ sau Nga. Ảnh: AFP
Na Uy là nguồn cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho Châu Âu vào năm ngoái, chỉ sau Nga. Ảnh: AFP

Ba ngày đình công

Công ty dầu khí Na Uy Equinor cho biết, đã đóng cửa các mỏ dầu này sau khi nhiều người lao động đình công vì tranh chấp lương. Ba mỏ khai thác khoảng 89.000 thùng dầu mỗi ngày, hơn 30% trong số đó là khí đốt, Equinor nêu trong thông cáo.

Na Uy là nguồn cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho Châu Âu vào năm ngoái, chỉ sau Nga, theo dữ liệu của Eurostat. Sự gián đoạn với các mỏ dầu ở Na Uy xảy ra vào thời điểm quan trọng với khu vực.

Châu Âu đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga, vốn đã bị Mátxcơva cắt giảm. Bất kỳ sự sụt giảm liên tục nào về sản lượng của Na Uy đều có thể giáng một đòn lớn vào nỗ lực bổ sung dự trữ khí đốt trước mùa đông, cũng như làm tăng nguy cơ thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng, CNN nhận định. 

Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, đã tuyên bố về một "cuộc khủng hoảng khí đốt" và cảnh báo không thể loại trừ việc phân phối khí đốt để vượt qua mùa đông.

Dữ liệu từ Intercontinental Exchange chỉ ra, tin tức về cuộc đình công ở Na Uy đã đẩy giá khí đốt Châu Âu giao sau tăng 5% lên 172 euro (177 USD)/megawatt giờ. Đó là mức giá khí đốt cao nhất kể từ đầu tháng 3, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina.

CNN dự đoán tình hình có thể tiếp tục tệ hơn. 

Ngày 6.7, công nhân dầu khí Na Uy tiếp tục đình công, dẫn đến việc đóng cửa thêm 3 mỏ khác, Equinor cho hay. Những mỏ này sản xuất khoảng 330.000 thùng dầu mỗi ngày, trong đó gần 80% là khí đốt.

Một cuộc đình công khác của công nhân dầu khí Na Uy dự kiến diễn ra ngày 9.7. Theo tính toán của Reuters, cuộc đình công này có thể làm mất khoảng 1/4 sản lượng khí đốt và 15% sản lượng dầu của Na Uy. Equinor cho biết, tác động của ngày thứ 3 của cuộc đình công "vẫn chưa rõ ràng".

Mỏ dầu khí Johan Sverdrup, nằm ở Biển Bắc, cách thị trấn Stavanger, Na Uy 140 km về phía tây. Ảnh: AFP
Mỏ dầu khí Johan Sverdrup, nằm ở Biển Bắc, cách thị trấn Stavanger, Na Uy 140 km về phía tây. Ảnh: AFP

Hiệp hội Dầu khí Na Uy thông tin, xuất khẩu khí đốt của nước này sẽ bị giảm 60% trong 3 ngày đình công.

“Việc giao hàng của Na Uy chiếm 1/4 nguồn cung cấp năng lượng của Châu Âu. Và Châu Âu hoàn toàn phụ thuộc vào việc giao hàng của Na Uy với tư cách là một quốc gia vào thời điểm mà Nga cắt giảm nguồn cung tạo ra một thị trường khí đốt rất khan hiếm" - hiệp hội lưu ý.  

Cơ quan nghiên cứu lao động EU Eurofound chỉ ra, về lý thuyết, chính phủ Na Uy có thể buộc các nhà lãnh đạo công đoàn và Equinor đàm phán nếu họ tin rằng cuộc đình công có thể đe dọa "tính mạng và sức khỏe" của người dân, mặc dù sự can thiệp này trước đây từng gây tranh cãi. 

Người phát ngôn của Bộ Lao động Na Uy cho hay, "các đối tác xã hội có trách nhiệm tìm ra giải pháp cho bất kỳ mâu thuẫn nào" và không có bình luận gì thêm về tranh chấp.

Mùa đông bất định

Cuộc đình công ở Na Uy diễn ra gần 3 tuần sau khi Nga giảm dòng khí đốt đến Châu Âu qua đường ống Nord Stream 1 và sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt với 3 nước EU cùng một số công ty năng lượng vì từ chối thanh toán bằng đồng rúp. 

Theo phân tích của S&P Global Platts, dòng khí đốt qua Nord Stream 1 đang chạy ở mức 40% công suất.

Sự không chắc chắn càng tăng thêm khi khí đốt giao qua đường ống Nord Stream 1 dự kiến dừng hoàn toàn trong 10 ngày kể từ đầu tuần tới để bảo trì.

Carsten Fritsch, nhà phân tích về năng lượng, nông nghiệp và kim loại quý tại ngân hàng Commerzbank nói rằng: “Điều đáng ngại là các lô khí đốt có thể còn giảm hơn nữa hoặc thậm chí không được nối lại sau bảo trì". 

"Điều này sẽ khiến cho việc bổ sung dự trữ khí đốt của Châu Âu cho mùa đông tới hầu như không thể và sẽ đòi hỏi các biện pháp chính trị sâu rộng hơn cũng như giảm tiêu thụ khí đốt” - ông nói. 

Dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí Châu Âu cho thấy các cơ sở lưu trữ khí đốt ở Liên minh Châu Âu đã đầy khoảng 59%. Tuy nhiên, ông Fritsch lưu ý, mức lưu trữ này thấp hơn khoảng 3% so với mức lưu trữ thông thường cho thời điểm này trong năm.

Chuyên gia ngân hàng Commerzbank nói thêm, nếu các cuộc đình công ở Na Uy tiếp tục, thị trường khí đốt Châu Âu "vốn đã khan hiếm" sẽ trở nên tồi tệ hơn, khiến giá khí đốt tiếp tục tăng.

Mối bận tâm lớn hơn

Alex Froley, nhà phân tích tại Independent Commodity Intelligence Services, cho rằng, vấn đề lớn hơn mà Châu Âu phải đối mặt là việc đóng cửa nhà máy khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lớn ở Mỹ. 

Vụ hỏa hoạn tại cơ sở LNG Freeport ở Texas vào tháng trước đã khiến hoạt động sản xuất tạm thời ngừng lại. Thông thường, cơ sở này sản xuất khoảng 1/5 lượng LNG xuất khẩu của Mỹ, theo công ty phân tích Vortexa.

Trong những tháng gần đây, Châu Âu ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu LNG để bù đắp cho việc giảm nguồn khí đốt Nga.

“Nhu cầu khí đốt để sưởi ấm giảm đáng kể vào mùa hè và Na Uy luôn tiến hành một số hoạt động bảo trì vào mùa hè, vì vậy, việc giảm phần nào đó khí đốt không phải là vấn đề tác động tức thời tới thị trường" - chuyên gia Froley lưu ý.

"Nhà máy LNG Freeport là nguồn cung lớn cho Châu Âu trong năm nay và dự kiến không trở lại hoạt động cho tới sớm nhất là tháng 10" - ông nói thêm. 

Hải Anh/Báo Lao Động


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Trung Quốc – Mỹ cải thiện và thúc đẩy quan hệ song phương

Trung Quốc – Mỹ cải thiện và thúc đẩy quan hệ song phương

18:26 , 27/03/2024

Phát biểu tại buổi tiếp Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về quan hệ Mỹ - Trung, ông Evan Greenberg, người đang ở thăm Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 26-3 kêu gọi Mỹ hợp tác với Trung Quốc để cung cấp nhiều hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động giao lưu giữa người dân hai nước.

Nga sửa luật liên quan đến người nước ngoài, siết chặt điều kiện lưu trú

Nga sửa luật liên quan đến người nước ngoài, siết chặt điều kiện lưu trú

18:22 , 27/03/2024

Sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 22/3 làm ít nhất 139 người thiệt mạng tại ngoại ô Moscow, Bộ Lao động Nga đã soạn thảo dự luật siết chặt điều kiện lưu trú của người nước ngoài tại Nga.

Nhật Bản nới lỏng quy định xuất khẩu quốc phòng

Nhật Bản nới lỏng quy định xuất khẩu quốc phòng

18:21 , 27/03/2024

Ngày 26/3, Nội các Nhật Bản vừa thông qua quyết định nới lỏng các quy định xuất khẩu quốc phòng. Quyết định này sẽ cho phép nước này xuất khẩu máy bay chiến đấu thế hệ mới - được phát triển với sự hợp tác của Vương quốc Anh và Italia sang các nước thứ ba.

Pháp gặp khó trong giảm thâm hụt ngân sách

Pháp gặp khó trong giảm thâm hụt ngân sách

18:20 , 27/03/2024

Chính phủ Pháp sẽ phải đẩy mạnh cắt giảm ngân sách, trong bối cảnh các số liệu vừa công bố ngày 26/3 cho thấy mức thâm hụt ngân sách công trong năm ngoái của nước này cao hơn nhiều so với dự kiến.

Ireland có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Ireland có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

23:20 , 25/03/2024

Ngày 24/3, Đảng Fine Gael của Cộng hòa Ireland đã bổ nhiệm ông Simon Harris làm lãnh đạo mới, mở ra con đường đưa ông trở thành vụ Thủ tướng trẻ nhất lịch sử Ireland ở tuổi 37 khi Quốc hội nước này nhóm họp vào ngày 9/4 tới.

Mỹ: IS vẫn là mối đe dọa đối với an ninh Iraq

Mỹ: IS vẫn là mối đe dọa đối với an ninh Iraq

23:16 , 25/03/2024

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tại Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, Đại sứ Mỹ tại Iraq Alina Romanowski ngày 24/3 nhận định, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vẫn là mối đe dọa đối với an ninh của Iraq và công tác phối hợp giữa lực lượng nước này và liên quân do Mỹ đứng đầu nhằm đánh bại IS chưa hoàn tất.

Phe đối lập Senegal ăn mừng chiến thắng sớm trong cuộc bầu cử tổng thống

Phe đối lập Senegal ăn mừng chiến thắng sớm trong cuộc bầu cử tổng thống

23:14 , 25/03/2024

Ngày 25/3, một số ứng cử viên của phe đối lập trong cuộc bầu cử tổng thống ở Senegal đã tuyên bố, ông Bassirou Diomaye Faye là người chiến thắng, sau khi các cuộc kiểm phiếu đầu tiên cho thấy ông dẫn đầu về số phiếu bầu. Phe đối lập đã xuống đường tổ chức ăn mừng chiến thắng sớm.

Ba Lan cáo buộc Nga xâm phạm không phận

Ba Lan cáo buộc Nga xâm phạm không phận

20:11 , 25/03/2024

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc, một tên lửa hành trình mà Nga dùng để không kích thành phố Lviv, phía tây Ukraine đã bay vào không phận Ba Lan.

Trung Quốc cấm sử dụng chip sản xuất từ Mỹ trong máy tính chính phủ

Trung Quốc cấm sử dụng chip sản xuất từ Mỹ trong máy tính chính phủ

20:09 , 25/03/2024

Chính phủ Trung Quốc vừa ban hành quy định loại bỏ vi xử lý của Intel và AMD từ Mỹ ra khỏi máy tính cá nhân và máy chủ trong các cơ quan công quyền. Cùng với đó, các hệ điều hành nước ngoài bao gồm Windows của Microsoft cũng bị đưa vào danh sách xem xét thay thế bằng các lựa chọn có nguồn gốc nội địa.

Nga tạm giam 4 nghi phạm vụ tấn công khủng bố

Nga tạm giam 4 nghi phạm vụ tấn công khủng bố

20:07 , 25/03/2024

Ngày 25/3, Tòa án quận Basmanny của Moscow đã triệu tập để nghe yêu cầu của các công tố viên về 4 nghi phạm có hành vi khủng bố liên quan đến vụ tấn công hôm 22-3, cướp đi sinh mạng của ít nhất 137 người. Sau vụ tấn công đẫm máu này, nhiều quan chức Nga đã kêu gọi tái áp dụng án tử hình.