Bộ Thương mại Thái Lan đang có kế hoạch giảm lượng heo xuất khẩu do giá thịt heo nội địa tăng lên.
29/07/2020 11:03
aA
aA
aA
Do lượng xuất khẩu sang các nước láng giềng và lân cận trong khu vực gia tăng mạnh nên giá heo trong nước bị đẩy lên, dẫn tới việc Thái Lan có chủ trương kiểm soát, giảm lượng heo xuất khẩu.
Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan và Bộ Công thương cho biết, trong thời gian qua, do dịch tả heo châu Phi bùng phát ở Trung Quốc và các nước láng giềng của Thái Lan khiến nhu cầu xuất khẩu heo từ Thái Lan sang các nước này tăng lên.
Phun khử trùng heo sống nhập khẩu từ Thái Lan (Ảnh: Bộ NN&PTNT)
Điều này dẫn tới giá thịt heo tại thị trường nội địa Thái Lan tăng lên. Vì vậy, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết sẽ giảm xuất khẩu thịt heo do thiếu nguồn cung và giá tăng. Đồng thời, nước này cũng sẽ cắt bỏ các chi phí trung gian để neo giá thịt heo.
Theo ông Piwat Pongwiwatchai, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà chăn nuôi heo Thái Lan, thịt heo sẽ được bán với mức giá 130 bạt/kg theo chương trình “Thịt heo chống Covid” do hiệp hội này phát động, kéo dài từ ngày 21-7 đến ngày 7-8-2020.
Hiệp hội cũng sẽ phối hợp với Bộ Thương mại Thái Lan ấn định giá thịt hơi ở mức 80 bạt/kg để giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng sẽ không vượt 160 bạt/kg, mặc dù các nhà chăn nuôi đang phải đối mặt với việc thua lỗ trong hơn 3 năm.
Thông tin từ văn phòng Bộ Công thương cũng vừa cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định số 1899/QĐ-BCT về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia và các cơ quan chức năng có liên quan để kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng toàn bộ chuỗi chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, hệ thống phân phối, cung ứng, lò mổ và đầu mối bán buôn, bán lẻ đến người bán cuối cùng trực tiếp cho người tiêu dùng đối với mặt hàng heo giống, heo hơi và các sản phẩm thịt heo trên thị trường.
Theo quyết định của Bộ Công thương lần này, đối tượng kiểm tra sẽ là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia ở các khâu khác nhau trong toàn bộ chuỗi chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, phân phối, cung ứng heo giống, heo hơi (heo thịt) và các sản phẩm thịt heo. Phương thức kiểm tra bao gồm kiểm tra tại chỗ (kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp, đối tượng kiểm tra) hoặc yêu cầu có văn bản báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ đoàn kiểm tra.
Còn theo báo cáo mới nhất của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép doanh nghiệp nhập khẩu heo sống từ Thái Lan vào Việt Nam để nuôi, giết mổ làm thực phẩm, kể từ ngày 12/6 đến nay, giá thịt heo hơi đã có xu hướng giảm và hiện đang giao động quanh mức 88.000-90.000 đồng/kg tại miền Bắc, 84.000-89.000 đồng/kg tại miền Trung và 84.000-88.000 đồng/kg tại miền Nam. Tuy nhiên, theo nhiều người dân phản ánh thì mức giá này vẫn còn quá cao so với năm 2019 và vượt xa mức Chính phủ yêu cầu./.
Từ ngày 15/5 - 16/6, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đã đồng loạt kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại. Thực tế có ghi nhận tình trạng nhiều cửa hàng, hộ kinh doanh trên các tuyến phố, chợ đầu mối đóng cửa hàng hoặc kinh doanh cầm chừng. Các cửa hàng này chủ yếu kinh doanh thực phẩm, thực phẩm chức năng, bánh kẹo và đồ gia dụng.
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về giảm thuế VAT áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế 10% từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Theo đó, các ngành nghề, lĩnh vực như kinh doanh vận chuyển, logistic, hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin thuộc đối tượng được giảm thuế VAT.
Thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa đối diện với nhiều khó khăn, nhất là trước làn sóng thuế quan đang lan rộng trên toàn cầu. Để giữ vững thị trường, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã linh hoạt ứng phó với hàng rào thuế quan, gia tăng các hoạt động xuất khẩu sang các thị trường triển vọng.
Kể từ ngày 1/7/2025, khi thực hiện kê khai thuế, người nộp thuế sẽ ghi số định danh cá nhân vào chỉ tiêu "Mã số thuế" trên các hồ sơ, chứng từ như tờ khai thuế, giấy nộp tiền, hóa đơn, hồ sơ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và các loại giấy tờ có yêu cầu kê khai mã số thuế.
6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã rà soát và bãi bỏ 31 thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung, thay thế 73 thủ tục hành chính; công bố mới 12 thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý. Các nỗ lực này nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Với mục tiêu kích cầu tiêu dùng, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, Bộ Công thương đã phát động chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia năm 2025 từ ngày 14/6 đến 14/7 trên toàn quốc. Hưởng ứng chương trình này, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đưa ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp, từ đó thúc đẩy tăng trưởng doanh số kinh doanh.
Sau một tháng thực hiện cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (từ 15/5 đến 15/6), lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra hơn 3.800 vụ việc, phát hiện và xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý hơn 63 tỷ đồng.
Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, việc truy xuất nguồn gốc đã trở thành "giấy thông hành" không thể thiếu để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao uy tín doanh nghiệp, từng bước lành mạnh hóa môi trường kinh doanh và xuất khẩu bền vững.
Lần đầu tiên trong lịch sử, số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đã vượt mốc 10 triệu, đánh dấu cột mốc phát triển mới cho thị trường tài chính quốc gia.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.