ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thị trường hàng hóa tiêu dùng sau Tết dồi dào, giá không tăng

Sức mua trong cả dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 chỉ tăng từ 3-5% so với tháng thường và tăng 7-10% so với cùng kỳ năm 2020.

17/02/2021 08:45

Dịp Tết năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên phương thức mua hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phục vụ Tết cũng có nhiều thay đổi. Việc mua bán trực tuyến được nhiều người tiêu dùng lựa chọn nhằm tránh đến những nơi đông người.

Tại các trung tâm thương mại, siêu thị, các biện pháp phòng chống dịch được áp dụng theo chỉ đạo của các cơ quan chức năng để bảo đảm an toàn cho khách hàng và người bán hàng, giá hàng hóa giữ ổn định, lượng hàng đa dạng cùng với nhiều chương trình khuyến mại được áp dụng nên thu hút được lượng tương đối lớn khách hàng đến mua sắm.

Từ ngày mùng 2, mùng 3 Tết, một số doanh nghiệp phân phối và các hộ kinh doanh cá thể tại các chợ đã bắt đầu mở cửa khai Xuân bán hàng trở lại, nhu cầu hàng hóa trong những ngày này chưa cao và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng rau xanh, trái cây, thực phẩm tươi sống và các mặt hàng phục vụ việc thờ cúng.

Do nguồn cung khá dồi dào, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, sức mua không lớn nên giá phần lớn các mặt hàng giữ ổn định so với những ngày cận Tết. Các mặt hàng rau củ quả vụ Đông nguồn cung tốt (thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, sản lượng cao), giá tương đối thấp.

Thị trường nhìn chung không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá, nguồn cung luôn được bảo đảm, kể cả tại những khu vực cách ly do dịch bệnh Covid-19. Sức mua tổng thể của cả nước dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 chỉ tăng từ 3-5% so với tháng thường và tăng 7-10% so với cùng kỳ năm 2020.

Kết thúc những ngày nghỉ Tết Tân Sửu 2021, thị trường tiêu dùng hàng hóa thiết yếu cũng đã bắt đầu hoạt động theo nhịp sống thường nhật. Tại các chợ dân sinh, hàng hóa đã được cung ứng khá dồi dào đa dạng, lượng mua tăng không đáng kể, giá hàng hóa không có biến động nhiều.

Đặc biệt dịp Tết năm nay, thời tiết thuận lợi nên sản xuất nông nghiệp ổn định và tăng trưởng tốt đã hỗ trợ cho thị trường mặt hàng thực phẩm Tết Tân Sửu 2021 diễn biến thuận lợi, không có biến động bất thường. Nguồn cung thực phẩm dịp Tết Nguyên Đán được bảo đảm, không có tình trạng khan hàng hoặc tăng giá bất hợp lý.

Đối với mặt hàng thịt lợn, sau khi ổn định vào cuối năm 2020 đã tiếp tục có xu hướng tăng mạnh trong tháng 1/2021. Tuy nhiên, ngay sau đó, giá mặt hàng thịt lợn đã giảm và ổn định trở lại do nguồn cung dồi dào, ổn định ngay cả trong những ngày sát Tết và ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Giá các sản phẩm thịt bò ổn định trong suốt cả năm 2020 và bắt đầu tăng nhẹ vào giữa tháng 1 năm 2021 do ảnh hưởng bởi giá thịt lợn và nhu cầu tăng. Giá các sản phẩm gia cầm ở mức thấp trong suốt năm 2020, chỉ tăng nhẹ trong đầu tháng 1/2021 và ổn định đến những ngày sát Tết do nguồn cung dồi dào, nhu cầu thấp.

Trong những ngày gần Tết (từ 23 Tết) do các siêu thị tham gia chương trình bình ổn thị trường vẫn giữ giá ổn định và một số siêu thị có chương trình giảm giá bán thực phẩm tươi sống, thịt lợn đông lạnh vào những ngày gần Tết nên giá thịt gà, thịt bò chỉ tăng vào những ngày sát Tết tại các chợ truyền thống do sức mua tăng. Các mặt hàng nông sản thực phẩm khô tăng nhẹ vào khoảng 3 tuần trước Tết sau đó ổn định đến Tết.

Giá các loại rau củ quả có xu hướng giảm so với năm trước, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc, giá một số loại rau vụ đông ở mức thấp so với tháng trước và cùng kỳ năm trước do nguồn cung dồi dào. Giá thịt lợn tăng nhẹ khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg so với cuối năm 2020 nhưng thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 5-7%. Giá thịt bò, thịt gà, thủy hải sản tăng khoảng 10-15% so với các tháng thường trước Tết nhưng chỉ tăng nhẹ hoặc tương đương với Tết Canh Tý 2020.

Tết Âm lịch năm nay người dân có nhiều thời gian mua sắm, chuẩn bị Tết do có 2 ngày nghỉ cuối tuần trước tuần nghỉ Tết và có 2 ngày nghỉ sát Tết (ngày 29 và ngày 30). Đồng thời, người dân không có tâm lý tích trữ thực phẩm trong dịp Tết, thay vào đó vào 10 ngày trước Tết người dân đã tập trung mua sắm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong Tết và tiếp tục kéo dài đến sát Tết.

Tuy nhiên, do dịch Covid-19 đã xuất hiện trở lại vào 2 tuần trước Tết nên thị trường có phần trầm lắng hơn so với mọi năm, các buổi liên hoan tất niên, tổng kết dịp cuối năm bị hoãn, hoạt động của các nhà hàng, quán ăn đình trệ, nhu cầu mua sắm của người dân có phần giảm sút, nhất là tại các địa phương có dịch, phương thức mua hàng trực tuyến tiếp tục được ưa chuộng.

Giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng nhẹ vào tuần 23 Tết, ổn định trong tuần sau đó và chỉ tiếp tục tăng nhẹ vào cận Tết. Giá thịt gà tăng mạnh cục bộ 10.000 – 20.000 đ/kg vào chiều 30 Tết tại một số nơi nhưng không có hiện tượng bất thường, nguồn cung vẫn đảm bảo.

Đến ngày mùng 2 và mùng 3 Tết, đã có một số siêu thị mở cửa trở lại để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân với mức giá ổn định so với trước Tết; trong khi đó tại các chợ, nhiều tiểu thương bắt đầu bán các mặt hàng rau xanh, thịt, thủy hải sản với giá bán tương đương so với ngày 29-30 Tết.

Nguồn cung mặt hàng thịt lợn đã được bổ sung từ việc tái đàn an toàn và nhập khẩu, một bộ phận người chăn nuôi đã tập trung xuất chuồng vào đúng dịp Tết nên cơ bản bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. So với cùng kỳ năm trước, giá thịt lợn hơi tương đương hoặc thấp hơn từ 3-5% trong khi giá thịt lợn thành phẩm thấp hơn từ 5-7%.

Năm nay, giá thịt bò tăng sớm và ở mức cao hơn so với mọi năm trong khi giá các sản phẩm gia cầm chỉ tăng nhẹ và thấp hơn cùng kỳ năm trước 10-15%. Đến ngày mùng 5 Tết, nhu cầu tiêu dùng và buôn bán mặt hàng này chưa cao nhưng do nguồn cung chưa nhiều, nhất là hải sản tươi sống nên giá tăng nhẹ so với sát Tết.

Sau Tết, giá các loại rau xanh như xu hào, cải bắp, cà chua, súp lơ tại các tỉnh phía Bắc giảm giá mạnh do nguồn cung dồi dào, người nông dân thu hoạch để lấy đất cho việc cấy lúa vụ Đông Xuân. Một số loại trái cây tiêu dùng nhiều trong dịp Tết hầu hết có giá tương đương so với Tết năm trước, một số loại giá thấp hơn khoảng 5-10% như bưởi diễn, cam canh, cam sành.

Theo Nguyễn Quỳnh/VOV.VN

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý chênh lệch giá

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý chênh lệch giá

08:03 , 14/04/2024

Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với thị trường vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá vàng trong nước với giá thế giới.

Giá xăng RON 95 và dầu diesel cùng tăng

Giá xăng RON 95 và dầu diesel cùng tăng

15:04 , 11/04/2024

Giá xăng trong nước hôm nay (11/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng, giảm trái chiều. Theo đó, mỗi lít xăng RON 95 tăng 20 đồng còn giá xăng E5 RON 92 giảm 70 đồng/lít. Trong khi dầu diesel tăng tới 630 đồng/lít.

Xuất khẩu gỗ và lâm sản thu về 3,61 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và lâm sản thu về 3,61 tỷ USD

07:22 , 11/04/2024

Cũng trong quý I/2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản thu về 3,61 tỷ USD. Hiện Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Canada, Anh là các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.

Xuất khẩu tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu tăng trưởng tích cực

16:04 , 08/04/2024

Quý 1/2024, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ với giá trị xuất khẩu đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng trên 40% so với cùng kì. Con số này cho thấy sự nỗ lực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và là động lực để các doanh nghiệp tiếp tục vượt khó, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong những tháng tiếp theo.

Quý I/2024, xuất khẩu xi măng, clinker tiếp tục giảm

Quý I/2024, xuất khẩu xi măng, clinker tiếp tục giảm

08:17 , 08/04/2024

Trong khi nhiều mặt hàng đã khởi sắc trở lại thì xuất khẩu xi măng, clinker của Việt Nam vẫn tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn. Quý 1/2024, giá trị xuất khẩu nhóm hàng này chỉ đạt 298 triệu USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ. Đáng nói, đà giảm xuất khẩu này đã kéo dài sang năm thứ 3 liên tiếp.

Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để phát triển thị trường

Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để phát triển thị trường

08:17 , 07/04/2024

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao chất lượng sản phẩm được coi là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi đơn vị, doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tích cực đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất và tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh để phát triển thị trường, chiếm lĩnh niềm tin đối với người tiêu dùng.

Giá vàng tăng gần 10% từ đầu năm 2024 đến nay

Giá vàng tăng gần 10% từ đầu năm 2024 đến nay

18:07 , 04/04/2024

Sáng 4/4, giá vàng SJC chững lại ở mức 81 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn tăng lên mức 71,55 triệu đồng/lượng.

Giá xăng E5 RON 92 và dầu DO đồng loạt tăng

Giá xăng E5 RON 92 và dầu DO đồng loạt tăng

16:20 , 04/04/2024

Từ 15h hôm nay (4.4), Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo đó, xăng E5 RON 92 và dầu DO đồng loạt tăng.

Indonesia hợp đồng 108.000 tấn gạo của Việt Nam

Indonesia hợp đồng 108.000 tấn gạo của Việt Nam

08:27 , 04/04/2024

Năm 2024, Indonesia dự kiến nhập khẩu 36 triệu tấn gạo và là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới sau Philippines.

Quý 1/2024, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 2 tỷ USD

Quý 1/2024, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 2 tỷ USD

07:18 , 03/04/2024

Trong quý 1 năm 2024, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 2 tỷ USD. Trong đó Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông là các thị trường mua thủy sản nhiều nhất của Việt Nam.