ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chủ động tham gia định hình, dẫn dắt tiến trình hòa bình, an ninh quốc tế

Sau khi Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ), nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho rằng, đó là cơ hội để Việt Nam tham gia định hình dẫn dắt tiến trình hòa bình, an ninh quốc tế.

11/06/2019 15:12

Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh. Ảnh: VGP/Tuấn Dũng

Việt Nam có đủ tầm, thế tham gia hội nhập quốc tế sâu rộng

Việt Nam đã trúng cử và trở thành Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu bầu gần như tuyệt đối. Là người có hai nhiệm kỳ công tác tại Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, ông đánh giá thế nào về những nỗ lực của Việt Nam để có được kết quả này?

Ông Phạm Quang Vinh: Trước hết tôi rất tự hào và chắc rằng nhân dân Việt Nam cũng hết sức tự hào về số phiếu bầu gần như tuyệt đối này. Đây là số phiếu kỷ lục, cao nhất trong 75 năm tồn tại của LHQ, cho thấy Việt Nam đã nhận được sự tín nhiệm rất cao. Tôi tin rằng, với uy tín của chúng ta, cùng sự tin cậy của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ hoàn thành nhiệm vụ là thành viên không thường trực của HĐBA LHQ.

Để đạt được thành quả này rõ ràng là nhờ những đóng góp của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế, cũng như công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng của chúng ta trong thời gian qua, đã tạo nên vị thế, uy tín, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh rất giá cao.

Một điều nữa mà tôi muốn chia sẻ, đó là sự vận động từ rất sớm của chúng ta để truyền tải thông điệp về một nước Việt Nam với khát vọng hòa bình, mong muốn đóng góp sâu rộng vào công việc chung vì hòa bình, an ninh, phát triển của LHQ. Chúng ta đã vận động ở cấp cao và các cấp. Đặc biệt là ngành ngoại giao của Việt Nam đã làm việc rất tích cực, chủ động trong việc truyền tải thông điệp của Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Tất cả đều đã được phản ánh bằng số phiếu bầu cao như vậy.

Việc lần thứ hai trúng cử thành viên không thường trực HĐBA LHQ có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Trước hết là Việt Nam muốn chia sẻ chính sách đối ngoại của mình vì hòa bình, độc lập tự chủ và phát triển bền vững với tất cả các quốc gia, dân tộc.

Cùng với đó, Việt Nam cũng muốn đóng góp sâu rộng hơn, trách nhiệm hơn vào các công việc chung của cộng đồng quốc tế. Đây cũng là bước thực hiện chủ trương đối ngoại của Đảng về nâng tầm ngoại giao đa phương, chủ động tích cực hội nhập quốc tế, tham gia định hình, định hướng, thậm chí là dẫn dắt các cơ chế quốc tế.      

Theo ông, đâu là những khác biệt trong hai lần Việt Nam đảm nhiệm vai trò thành viên không thường trực của HĐBA LHQ, nhiệm kỳ (2008-2009) và (2020-2021)?

Ông Phạm Quang Vinh: Đã 10 năm kể từ khi Việt Nam lần đầu đảm nhiệm vai trò thành viên không thường trực của HĐBA LHQ, chúng ta đã có những bước trưởng thành và phát triển đáng ghi nhận.

Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, hội nhập quốc tế sâu rộng; đã thực hiện hiệu quả Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ; từng bước tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Đây đều là những thuận lợi rất cơ bản.

Đối với LHQ, tuy đã giải quyết được nhiều vấn đề về hòa bình, an ninh và phát triển trên thế giới, nhưng tổ chức này cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức mới,...

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tham gia tích cực cùng với HĐBA bảo đảm những mục tiêu cao nhất của LHQ, đó là hòa bình, an ninh và phát triển, bảo đảm các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và mục tiêu, tôn chỉ của LHQ, đề cao chủ đa phương và luật pháp quốc tế. Đây là những nhiệm vụ rất lớn mà Việt Nam phải tham gia gánh vác trong thời gian tới.

Việt Nam sẽ đối mặt với những cơ hội và thách thức nào trong vai trò thành viên không thường trực HĐBA LHQ?

Ông Phạm Quang Vinh: HĐBA là cơ quan chịu trách nhiệm hàng đầu về hòa bình và an ninh quốc tế. Đây là những công việc hết sức nặng nề, cũng là trách nhiệm, thách thức đối với các nước thành viên.

Nhìn lại những năm qua, tình hình quốc tế và khu vực có những biến động rất sâu sắc, nhiều mặt, trong đó có nhiều thách thức nổi lên, ở một số  khu vực như Trung Đông, châu Phi; châu Á vẫn còn tồn tại nhiều tranh chấp và căng thẳng. Đây đều là những vấn đề mà HĐBA và các nước thành viên phải tham gia giải quyết.

Cùng với đó là sự cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, đặt ra những thách thức mới, nhất là đối với việc tập hợp nguồn lực và tạo sự đồng thuận trong HĐBA.

Tuy nhiên, tôi tin rằng, với vị thế, chính sách hòa bình và kinh nghiệm nhiều năm hội nhập, tham gia vào các diễn đàn quốc tế, nhất là LHQ, Việt Nam sẽ đảm nhiệm tốt cương vị thành viên không thường trực của HĐBA LHQ.

Việt Nam cần chuẩn bị những điều gì để đảm nhiệm tốt cương vị Chủ tịch HĐBA theo cơ chế luân phiên?

Ông Phạm Quang Vinh: Trong nhiệm kỳ của mình, Việt Nam sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐBA theo cơ chế luân phiên, do đó Việt Nam sẽ phải chuẩn bị trước đó nhiều tháng, phải có sáng kiến, hay đưa ra chủ đề cho tháng đó, đồng thời phải chuẩn bị sẵn sàng xử lý các công việc khẩn cấp thuộc trách nhiệm của HĐBA.

Các nước thành viên HĐBA cũng như của LHQ có thể đưa ra rất nhiều yêu cầu đối với HĐBA trong thời gian đó. Khi đó chúng ta phải đưa lên bàn nghị sự, chủ trì các cuộc tham vấn, cùng các nước thảo luận để đưa ra những quyết sách của HĐBA. Đây là nhiệm vụ rất lớn.

Việt Nam đã đưa ra một loạt ưu tiên cho 2 năm là thành viên không thường trực của HĐBA LHQ, như: Bảo đảm các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế; thúc đẩy hòa bình ổn định, an ninh quốc tế; thúc đẩy chủ nghĩa đa phương; giải quyết hậu quả của các cuộc xung đột, chiến tranh…

Tất cả những nội dung trên chắc chắn sẽ nằm trong kế hoạch tham vấn của Việt Nam với các nước để đề ra những mục tiêu ưu tiên, đặc biệt trong tháng Việt Nam đảm nhiệm vị trí Chủ tịch.

Chúng ta đều biết, hoạt động của HĐBA là liên tục, thường trực, đặc biệt sẽ có rất nhiều cuộc họp khẩn cấp diễn ra khi phát sinh những tình huống liên quan đến hòa bình và an ninh đòi hỏi HĐBA phải xử lý. Do đó phải có cầu nối giữa Hà Nội đến phái đoàn ta tại LHQ, sắp xếp đủ nhân sự để theo dõi công việc, chia sẻ thông tin, đặc biệt là đảm bảo được sự chỉ đạo liên tục.

Những vấn đề đưa ra trên bàn nghị sự của HĐBA là những vấn đề phức tạp, có tương tác nhiều chiều giữa các quan điểm khác nhau, chính vì thế việc chỉ đạo, thông tin qua lại giữa trong và ngoài nước là rất quan trọng.

 

Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ với số phiếu cao kỷ lục

Việt Nam sẽ đảm nhận tốt vai trò kép vào năm 2020

Năm 2020 cũng là năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cần làm gì và sẽ tận dụng cơ hội thế nào để đảm nhiệm tốt cùng lúc 2 cương vị?

Ông Phạm Quang Vinh: Tôi cho rằng đây vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm kép, trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu, trách nhiệm với các vấn đề khu vực. Chúng ta phải vận dụng thật đúng đắn những nguyên tắc của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương để bảo đảm hòa bình, ổn định và hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Theo Chương 8 của Hiến chương LHQ quy định về tăng cường phối hợp hoạt động giữa LHQ và các tổ chức khu vực, với vai trò là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam có thể chia sẻ những kinh nghiệm của khu vực trong việc hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển; thay mặt ASEAN lĩnh hội những ý kiến của khu vực để chia sẻ với LHQ trong thời gian đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN.

Mặt khác, với những chương trình nghị sự ưu tiên của LHQ như chương trình nghị sự về phát triển, bảo đảm an ninh bền vững…Việt Nam có thể đưa thành những chủ trương để triển khai trong khu vực.

Với hai vai trò song hành như vậy, chúng ta có thể kết hợp nhiệm vụ chung vì hòa bình và phát triển, giải quyết các tranh chấp trong khu vực và trên thế giới. Những kinh nghiệm của ASEAN có thể chia sẻ với LHQ, đồng thời những chương trình nghị sự toàn cầu của LHQ có thể chia sẻ cho ASEAN. Đây là những công việc mà chúng ta có thể thúc đẩy, đặc biệt là đối với những vấn đề liên quan đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chắc chắn chúng ta sẽ cùng các nước ASEAN có tiếng nói đóng góp vào chương trình nghị sự của LHQ./.

Tuấn Dũng/Chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Diễn đàn doanh nhân thành phố Thanh Hoá “Kinh doanh trên nền tảng số”

Diễn đàn doanh nhân thành phố Thanh Hoá “Kinh doanh trên nền tảng số”

16:38 , 28/03/2024

Tối ngày 27/3, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức Diễn đàn doanh nhân số thứ 2 với chủ đề “Kinh doanh trên nền tảng số”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp livestream qua các nền tảng mạng xã hội đã thu hút đông đảo sự quan tâm theo dõi của các doanh nghiệp.

Thọ Xuân tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024

Thọ Xuân tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024

16:32 , 28/03/2024

Huyện Thọ Xuân vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024.

Lễ truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng

Lễ truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng

23:17 , 27/03/2024

Sáng 27/3, UBND huyện Triệu Sơn đã tổ chức Lễ truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng cho Mẹ Lê Thị Lĩnh.

Tăng cường công tác phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

20:31 , 27/03/2024

Sáng 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì tổ chức Hội nghị trực tuyến liên ngành "Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024". Hội nghị có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương, lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.

Khẩn trương khắc phục các tồn tại về phòng cháy chữa cháy

Khẩn trương khắc phục các tồn tại về phòng cháy chữa cháy

20:15 , 27/03/2024

Sáng 27/3, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra thực địa và chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại một số công trình trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm việc với đại diện hãng tàu CMA-CGM Việt Nam

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm việc với đại diện hãng tàu CMA-CGM Việt Nam

20:08 , 27/03/2024

Sáng 27/3, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã làm việc với đoàn công tác của hãng tàu CMA-CGM Việt Nam do bà Esra Bora, Tổng giám đốc làm trưởng đoàn. Cùng dự buổi tiếp có đại diện các sở, ngành, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.

Lễ hội Đền Phố Cát

Lễ hội Đền Phố Cát

20:05 , 27/03/2024

Sáng 27/3, tại thị trấn Vân Du, UBND huyện Thạch Thành đã long trọng tổ chức Lễ hội Đền Phố Cát năm 2024. Dự lễ hội có đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ; đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và các huyện, thị xã, thành phố trong và ngoài tỉnh.

Lễ hội Phủ Trịnh năm 2024, kỷ niệm 454 năm ngày mất Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm

Lễ hội Phủ Trịnh năm 2024, kỷ niệm 454 năm ngày mất Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm

19:59 , 27/03/2024

Sáng 27/3, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ hội Phủ Trịnh năm 2024, kỷ niệm 454 năm ngày mất Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm (1570 - 2024). Dự buổi lễ có đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện Vĩnh Lộc cùng đông đảo Nhân dân và du khách trong và ngoài tỉnh.

Tồn tại nhiều vi phạm trong đảm bảo quy định phòng cháy chữa cháy tại chợ Vườn Hoa và các tòa nhà chung cư

Tồn tại nhiều vi phạm trong đảm bảo quy định phòng cháy chữa cháy tại chợ Vườn Hoa và các tòa nhà chung cư

16:10 , 27/03/2024

Kết quả kiểm tra thực tế của đoàn công tác UBND tỉnh Thanh Hóa về phòng cháy chữa cháy tại chợ Vườn Hoa, khu chung cư 379 và chung cư Đông Phát trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vào sáng ngày 27/3 cho thấy: vẫn còn nhiều vi phạm, khó khăn trong chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở này, đòi hỏi các giải pháp quyết liệt từ nhiều phía để tháo gỡ trong thời gian tới.

Phát triển hệ thống giao thông đối ngoại, tạo động lực để huyện Thường Xuân thoát nghèo

Phát triển hệ thống giao thông đối ngoại, tạo động lực để huyện Thường Xuân thoát nghèo

21:29 , 26/03/2024

Là huyện có diện tích rộng nhất tỉnh, với nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng thời gian qua việc phát triển kinh tế xã hội của Thường Xuân vẫn gặp nhiều khó khăn. Đến nay, Thường Xuân vẫn là 1 trong 72 huyện nghèo nhất cả nước và là 1 trong 6 huyện nghèo của tỉnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân do khó khăn, hạn chế về hạ tầng giao thông, nhất là việc thiếu các tuyến giao thông đối ngoại. Vì vậy, khi được tỉnh quan tâm đầu tư tuyến đường nối từ Quốc lộ 47 đi cầu Tổ Rồng, Thường Xuân đã coi đây là cơ hội để phá vỡ thế độc đạo, mở ra không gian phát triển mới, tạo động lực để thoát nghèo. Từ nhận thức đó, huyện đã và đang phối hợp chặt chẽ với huyện Thọ Xuân và các chủ thể liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, trước hết là làm tốt công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công.