ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hội nghị Ban thường vụ Tỉnh uỷ tháng 2/2020

(TTV) - Ngày 27/2, dưới sự chủ trì của đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình thực hiện Chương trình phát triển K hu kinh tế Nghi Sơn, các K hu công nghiệp giai đoạn 2016 – 2020, dự kiến các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu giai đoạn 2021 – 2025; cho ý kiến vào quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, thay thế Quyết định số 206 ngày 01/02/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; đề nghị điều chỉnh chủ trương thực hiện bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh và nhiều nội dung quan trọng khác.

27/02/2020 20:24

 

Tham dự hội nghị có đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; đại diện các Ban của Trung ương Đảng; các Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh.

Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn, các Khu công nghiệp giai đoạn 2016 – 2020, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh nêu rõ: Sau 5 năm triển khai thực hiện, Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp đã và đang trở thành động lực quan trọng, có sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và là một trong những nhân tố quyết định kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Đến nay, Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp có trên 400 dự án đã hoàn thành toàn bộ hoặc một phần và đi vào hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Một số dự án trọng điểm, quy mô lớn, có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và thu ngân sách của tỉnh như: Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn, Xi măng Nghi Sơn… Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chủ yếu của Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn, các Khu công nghiệp giai đoạn 2016 – 2020. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – thương mại dịch vụ ước đạt 577 ngàn tỷ đồng, vượt kế hoạch 30,8%; tổng giá trị xuất khẩu ước đạt: 8.576 triệu USD, vượt kế hoạch 39%; thu ngân sách ước đạt 56.379 tỷ trên tổng số 82.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm đến thời điểm năm 2020 ước đạt 104.000 người, đạt 62,3%. Đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp 3,4,5 thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn ước đạt khoảng 100 ha, đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn ước đạt 400 ha.

Sau khi đồ án điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn được phê duyệt, từ 18.600 ha lên 106.000 ha, UBND tỉnh đã chỉ đạo ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, UBND các huyện trong Khu kinh tế Nghi Sơn phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tiến hành các bước lập quy hoạch phân các khu chức năng mới.

5 năm qua, Khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được 15 dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật từ nguồn vốn ngoài nhà nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 18.656 tỷ đồng nâng tổng số dự án đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại Khu kinh tế Nghi Sơn lên 34 dự án với tổng vốn đăng ký 26.127 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 7.879 tỷ đồng.

Đồng tình với những kết quả đạt được khi thực hiện chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2016 – 2020, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, nhất là tình trạng vi phạm quy hoạch, lấn chiếm đất đai, vi phạm xây dựng còn nhiều; Một số dự án đầu tư hạ tầng Khu kinh tế Nghi Sơn chậm, có dự án kéo dài hơn 12 năm vẫn chưa xong chỉ vì một điểm vướng mắc nhỏ, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư và bức xúc trong dư luận; Chính sách hỗ trợ nhà đầu tư của tỉnh chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư. Giá thuê đất một số khu vực cao làm giảm tính cạnh tranh và sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư; Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.  

Đánh giá cao báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến nhấn mạnh: Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn, các Khu công nghiệp giai đoạn 2016 – 2020 là 1 trong 5 chương trình trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra, được tỉnh đặc biệt quan tâm thực hiện và đạt kết quả tương đối tốt, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ nên công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng, kêu gọi xúc tiến đầu tư đạt nhiều kết quả tốt. Công tác quản lý nhà nước và giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư và các thủ tục cho doanh nghiệp có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh việc biểu dương những kết quả đạt được, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém cần khắc phục, nhất là nhận thức của một bộ phận công chức, viên chức, Đảng viên về tầm quan trọng của Khu kinh tế Nghi Sơn chưa đầy đủ nên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sự nhiệt huyết của cán bộ làm nhiệm vụ trong Khu kinh tế Nghi Sơn và những bộ phận có liên quan chưa cao, tính sáng tạo không có, cá biệt còn đùn đẩy trách nhiệm, có việc giải quyết không kịp thời, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình. Việc kêu gọi xúc tiến đầu tư chưa thật trọng tâm, trọng điểm, chưa định hướng từng lĩnh vực, từng ngành nghề thu hút đầu tư để vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa giữ vững môi trường. Công tác xúc tiến đầu tư, đối ngoại và phối hợp giữa Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp với huyện Tĩnh Gia chưa tốt.

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ khẳng định: Để tồn tại những hạn chế, yếu kém có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính và xuất phát từ chính công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và cấp uỷ, chính quyền các cấp.

Sau 5 năm thực hiện chương trình, trên cơ sở phân tích, đánh giá kỹ những kết quả, hạn chế, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cho rằng có 5 bài học kinh nghiệm quan trọng cần rút ra. Thứ nhất là phải xác định, nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của chương trình để tập trung cao thực hiện. Thứ hai là sự nhiệt huyết, quyết tâm, quyết liệt trong điều hành thực hiện nhiệm vụ. Thứ ba là tập trung cao lựa chọn những dự án trọng điểm, những lĩnh vực khuyến khích đầu tư để thu hút các dự án đầu tư. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá việc đầu tư hạ tầng. Thứ tư là phải thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong Khu kinh tế mà trọng yếu là quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý kiến trúc xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Và thứ năm là phải đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhiệt huyết trong công tác thì mới có thể tạo được đột phá trong thực hiện chương trình.

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh cơ bản thống nhất các mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn tới đã nêu trong báo cáo và yêu cầu các ngành nghiên cứu lại số liệu cho chuẩn xác và có tính phấn đấu cao.

Đồng chí chỉ đạo bổ sung thêm một mục riêng về những việc cần tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ngay để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Khu kinh tế Nghi Sơn phát triển đó là: Ngăn chặn ngay tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý quy hoạch, đất đai, kiến trúc xây dựng, đầu tư xây dựng cơ bản trong Khu kinh tế; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các công trình giao thông và các dự án đầu tư của doanh nghiệp; Tập trung xúc tiến kêu gọi được những dự án lớn vào địa bàn; Tiếp tục tăng cường đầu tư hạ tầng, cấp thoát nước, điện, nhà ở công nhân; Rà soát lại cơ chế, chính sách trong Khu kinh tế Nghi Sơn để xây dựng lại cho hài hoà, hợp lý, tăng sức hấp dẫn cho Khu kinh tế.

Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 – 2020 – 1 trong 5 chương trình trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh nêu rõ: Mặc dù, giai đoạn 2016-2020, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với sự nỗ lực phấn đấu cao, nên chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng. 7/9 mục tiêu và 18/21 chỉ tiêu phát triển nông nghiệp vượt và đạt kế hoạch. 5 mục tiêu chủ yếu vượt kế hoạch. Các chỉ tiêu xây dựng huyện, xã, thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vượt kế hoạch trước một năm. Đến năm 2019 có 6 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 367/569 xã đạt chuẩn NTM (đạt 64,5% số xã trước khi sáp nhập); 917 thôn, bản đạt chuẩn NTM; 2 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao.

Đánh giá cao chất lượng báo cáo, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của chương trình và khẳng định: Đây là chương trình thực hiện thành công, bởi cơ bản các mục tiêu đều đạt và vượt kế hoạch. Đồng chí đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, đặc biệt là các cơ quan tham mưu và nông dân trên toàn tỉnh.

Về những hạn chế, yếu kém, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cho rằng, hạn chế lớn nhất là Thanh Hoá chưa có được các sản phẩm đặc trưng, có thương hiệu, giá trị cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Thanh Hoá kêu gọi được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nhưng sản phẩm có thế mạnh lại không có, phải nghiên cứu để khắc phục bằng được trong thời gian tới.

Hạn chế tiếp theo là việc cơ cấu lại ngành sản xuất nông nghiệp chậm nên một số chỉ tiêu chưa đạt. Đây cũng là nguyên nhân khiến Thanh Hoá chưa có sản phẩm hàng hoá, có thương hiệu và giá trị để cung ứng cho thị trường. Một số cây trồng hiệu quả thấp, đã kéo dài nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Việc chuyển đổi ruộng đất để thực hiện nghị quyết 13 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ tập trung đất đai và việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa đạt. Các thủ tục để doanh nghiệp đầu tư được vào nông nghiệp, nông thôn còn phức tạp. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn chưa được cải thiện thích hợp ngang tầm với trình độ, khả năng phát triển của lực lượng sản xuất hiện nay. Các Hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả. Đời sống văn hoá xã hội ở nông thôn chưa được quan tâm, chỉ đạo. An ninh, trật tự ở một số địa phương chưa thực sự được đảm bảo. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém. Quy hoạch NTM còn chậm, kém hiệu quả, không mạnh dạn cải thiện để xây dựng NTM theo hướng bền vững. Vệ sinh môi trường nông thôn phần đa chưa được chú trọng, quan tâm giải quyết. Mặc dù tỉnh đã tập trung chỉ đạo nhưng việc xây dựng NTM bền vững lâu dài và hướng tới trở thành những miền quê đáng sống chưa được nhiều.

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đồng tình với mục tiêu chung, cho ý kiến vào từng chỉ tiêu cụ thể trong giai đoạn tới và lưu ý: Phải tập trung rất cao để quy hoạch NTM cả về quy hoạch sản xuất và quy hoạch hạ tầng. Trong đó, lưu ý quy hoạch mở rộng đường nông thôn trong khu vực dân cư cũng như tại các khu vực sản xuất. Rà lại cơ chế chính sách, cần thiết thì điều chỉnh lại cho phù hợp để xây dựng được nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng hiện đại, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, nông thôn ngày càng xanh – sạch – đẹp, quan hệ cộng đồng phát triển, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Về đề nghị điều chỉnh chủ trương thực hiện bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh: Thực hiện Nghị quyết số 22 ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị (Khóa XII) và Luật Công an nhân dân năm 2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 891 ngày 19/9/2019 về chủ trương bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh đã lãnh đạo UBND tỉnh phê duyệt Đề án: “Bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” và triển khai từ ngày 1/11/2019. Trong 2 tháng cuối năm 2019, đã triển khai 2 đợt, bố trí 542 cán bộ công an chính quy tại 112 xã, thị trấn thuộc 26 huyện, thị xã, thành phố theo đúng mô hình và lộ trình, còn lại 413 xã, thị trấn thuộc 25 huyện, thành phố chưa triển khai bố trí công an chính quy.

Theo Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đề án của UBND tỉnh, lộ trình bố trí công an xã chính quy được thực hiện từ năm 2019 và hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phải khẩn trương hoàn thành việc bố trí Công an chính quy ngay trong quý I/2020. Thanh Hóa là tỉnh có số đơn vị hành chính cấp xã và số xã, thị trấn bố trí Công an chính quy nhiều nhất toàn quốc. Đến nay, tỉnh còn 412 xã và 1 thị trấn (thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát) chưa bố trí công an chính quy. Để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và công văn của Bộ Công an, tỉnh sẽ gặp khó khăn như không đủ nguồn nhân lực công an chính quy để bố trí ngay theo đúng mô hình, khó khăn về việc bố trí, sắp xếp đối với lực lượng công an xã bán chuyên trách… Do đó cần thiết phải điều chỉnh Đề án bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đều khẳng định: Qua đánh giá bước đầu, cấp ủy, chính quyền cơ sở và nhân dân rất đồng tình, ủng hộ chủ trương bố trí công an chính quy về xã. Lực lượng công an chính quy được bố trí tại các xã, thị trấn cũng đã phát huy hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện còn một số khó khăn như: việc đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, sắp xếp đối với trưởng công an xã là công chức cấp xã và lực lượng công an xã bán chuyên trách…Do vậy, các đại biểu đề nghị trong quá trình bố trí trưởng Công an chính quy cho các xã, thị trấn còn lại nên nghiên cứu bố trí trưởng công an hiện tại xuống cấp phó để không tạo áp lực lên cơ sở. Bởi việc bố trí con người, cơ cấu lại tổ chức bộ máy, giải quyết chế độ chính sách mà thực hiện dồn dập sẽ nảy sinh nhiều vấn đề.

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh thống nhất chủ trương bố trí xong Công an xã chính quy trước 31/3/2020 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ. Với những xã, phường đã bố trí tiếp tục củng cố vững chắc. Những đơn vị chưa bố trí thì thực hiện theo phương án: Trưởng công an là chính quy , Phó Trưởng công an có thể chính quy hoặc là trưởng, phó công an xã hiện nay. Công an viên cũng bố trí trên tinh thần đó.  

Giao Công an tỉnh chuẩn bị lực lượng và bố trí lực lượng theo đúng Kết luận 891 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ. Cơ cấu công an xã, thị trấn gồm: 1 trưởng, không quá 2 phó. Số lượng công an viên theo đúng đề án của ngành công an. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu: Bố trí lực lượng công an xã, thị trấn đảm bảo về số lượng và chất lượng, đảm bảo bộ máy hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp, giải quyết tốt những vấn đề an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại cơ sở. Vấn đề bố trí cán bộ dôi dư và chế độ chính sách thực hiện theo đúng kết luận 891. Thời gian bố trí theo quy định của công tác cán bộ.

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cũng đã cho ý kiến vào Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, thay thế Quyết định số 206 ngày 01/02/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và bàn nhiều nội dung quan trọng khác.

Theo Bản tin Thời sự tối/TTV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lễ truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng

Lễ truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng

23:17 , 27/03/2024

Sáng 27/3, UBND huyện Triệu Sơn đã tổ chức Lễ truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng cho Mẹ Lê Thị Lĩnh.

Tăng cường công tác phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

20:31 , 27/03/2024

Sáng 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì tổ chức Hội nghị trực tuyến liên ngành "Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024". Hội nghị có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương, lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.

Khẩn trương khắc phục các tồn tại về phòng cháy chữa cháy

Khẩn trương khắc phục các tồn tại về phòng cháy chữa cháy

20:15 , 27/03/2024

Sáng 27/3, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra thực địa và chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại một số công trình trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm việc với đại diện hãng tàu CMA-CGM Việt Nam

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm việc với đại diện hãng tàu CMA-CGM Việt Nam

20:08 , 27/03/2024

Sáng 27/3, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã làm việc với đoàn công tác của hãng tàu CMA-CGM Việt Nam do bà Esra Bora, Tổng giám đốc làm trưởng đoàn. Cùng dự buổi tiếp có đại diện các sở, ngành, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.

Lễ hội Đền Phố Cát

Lễ hội Đền Phố Cát

20:05 , 27/03/2024

Sáng 27/3, tại thị trấn Vân Du, UBND huyện Thạch Thành đã long trọng tổ chức Lễ hội Đền Phố Cát năm 2024. Dự lễ hội có đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ; đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và các huyện, thị xã, thành phố trong và ngoài tỉnh.

Lễ hội Phủ Trịnh năm 2024, kỷ niệm 454 năm ngày mất Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm

Lễ hội Phủ Trịnh năm 2024, kỷ niệm 454 năm ngày mất Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm

19:59 , 27/03/2024

Sáng 27/3, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ hội Phủ Trịnh năm 2024, kỷ niệm 454 năm ngày mất Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm (1570 - 2024). Dự buổi lễ có đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện Vĩnh Lộc cùng đông đảo Nhân dân và du khách trong và ngoài tỉnh.

Tồn tại nhiều vi phạm trong đảm bảo quy định phòng cháy chữa cháy tại chợ Vườn Hoa và các tòa nhà chung cư

Tồn tại nhiều vi phạm trong đảm bảo quy định phòng cháy chữa cháy tại chợ Vườn Hoa và các tòa nhà chung cư

16:10 , 27/03/2024

Kết quả kiểm tra thực tế của đoàn công tác UBND tỉnh Thanh Hóa về phòng cháy chữa cháy tại chợ Vườn Hoa, khu chung cư 379 và chung cư Đông Phát trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vào sáng ngày 27/3 cho thấy: vẫn còn nhiều vi phạm, khó khăn trong chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở này, đòi hỏi các giải pháp quyết liệt từ nhiều phía để tháo gỡ trong thời gian tới.

Phát triển hệ thống giao thông đối ngoại, tạo động lực để huyện Thường Xuân thoát nghèo

Phát triển hệ thống giao thông đối ngoại, tạo động lực để huyện Thường Xuân thoát nghèo

21:29 , 26/03/2024

Là huyện có diện tích rộng nhất tỉnh, với nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng thời gian qua việc phát triển kinh tế xã hội của Thường Xuân vẫn gặp nhiều khó khăn. Đến nay, Thường Xuân vẫn là 1 trong 72 huyện nghèo nhất cả nước và là 1 trong 6 huyện nghèo của tỉnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân do khó khăn, hạn chế về hạ tầng giao thông, nhất là việc thiếu các tuyến giao thông đối ngoại. Vì vậy, khi được tỉnh quan tâm đầu tư tuyến đường nối từ Quốc lộ 47 đi cầu Tổ Rồng, Thường Xuân đã coi đây là cơ hội để phá vỡ thế độc đạo, mở ra không gian phát triển mới, tạo động lực để thoát nghèo. Từ nhận thức đó, huyện đã và đang phối hợp chặt chẽ với huyện Thọ Xuân và các chủ thể liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, trước hết là làm tốt công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến  Luật Cảnh sát biển Việt Nam

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam

20:30 , 26/03/2024

Chiều ngày 26/3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu trong toàn quân. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy  sản

Thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

20:30 , 26/03/2024

Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam (1/4/1959-1/4/2024), chiều ngày 26/3, tại lưu vực sông Mã, thuộc địa phận phố Yên Vực, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Thanh Hóa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2024. Tham gia buổi lễ có các đồng chí: Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (HĐND) thành phố Thanh Hóa, cùng lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.