ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 22/7

Thông cáo báo chí về thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

23/07/2021 08:57
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu của Kế hoạch là phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năng động, hiệu quả góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân. Thu hút đại bộ phận nông dân tham gia hợp tác xã và huy động ngày càng nhiều các tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoặc liên kết với hợp tác xã. Tăng cường hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã nhằm nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh và khả năng thích nghi trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cách mạng công nghiệp lần thứ tư và biến đổi khí hậu.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, cả nước có khoảng 134 nghìn tổ hợp tác với 1,8 triệu thành viên, 35 nghìn hợp tác xã với 7,1 triệu thành viên, 210 liên hiệp hợp tác xã với 1.100 hợp tác xã thành viên.

Số hợp tác xã hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm trên 60% tổng số hợp tác xã. Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã tốt nghiệp cao đẳng, đại học đạt ít nhất 24%.

Xử lý dứt điểm các hợp tác xã đã ngừng hoạt động

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp để phấn đấu đến năm 2025 cả nước có trên 3.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản; thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với nông sản.

Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, phấn đấu có khoảng 35% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.

Xử lý dứt điểm tình trạng các hợp tác xã đã ngừng hoạt động và các hợp tác xã chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.

Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã với nhiều hình thức đa dạng

Theo định hướng, kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển với nhiều hình thức đa dạng, trong đó ưu tiên xây dựng các mô hình gắn với chuỗi giá trị; tăng cường liên kết hợp tác với các thành phần kinh tế khác; khuyến khích phát triển mới các tổ chức kinh tế tập thể đa dạng về quy mô và lĩnh vực hoạt động; hỗ trợ phát triển các mô hình hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, trở thành kiểu mẫu để nhân rộng và thu hút người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoặc liên kết với hợp tác xã; tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng môi trường hoạt động, sản xuất kinh doanh lành mạnh, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các thành viên.

Phát triển các mô hình hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp gắn liền với các sản phẩm ngành nghề nông thôn và sản phẩm chủ lực quốc gia, của tỉnh và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, củng cố và mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của các hợp tác xã hiện có. Phát triển các mô hình hợp tác xã gắn với các chương trình khuyến công, chương trình xúc tiến thương mại, chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề, xóa đói, giảm nghèo ở từng địa phương; xây dựng các hợp tác xã dịch vụ công nghiệp ở các làng nghề gắn với du lịch cộng đồng, tại các cụm công nghiệp, tạo tiền đề cho việc hình thành, phát triển các làng nghề mới, hỗ trợ các hợp tác xã hiện đại hóa trang thiết bị, đổi mới công nghệ và sản phẩm, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất.

Nghiên cứu từng bước xây dựng một số liên hiệp hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở những vùng có nhiều làng nghề, cụm công nghiệp.

Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, mở rộng quy mô và phát triển các hợp tác xã dịch vụ vận tải, du lịch kết hợp với mua sắm theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trường. Xây dựng loại hình hợp tác xã thương mại trở thành cầu nối cung ứng hàng hóa, dịch vụ của hợp tác xã và thành viên với hệ thống siêu thị, trung tâm phân phối; phát triển hợp tác xã theo hướng kinh doanh tổng hợp (mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ)…

Thủ tướng ban hành quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Quyết định nêu rõ tiêu chí và điều kiện công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

5 tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm:

Tiêu chí 1: Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn.

Chỉ tiêu 1: Ban hành đầy đủ, đúng quy định pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao;

Chỉ tiêu 2: Ban hành đúng quy định pháp luật các văn bản hành chính có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân.

Tiêu chí 2: Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Chỉ tiêu 1: Công khai các thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

Chỉ tiêu 2: Cung cấp thông tin theo yêu cầu kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin;

Chỉ tiêu 3: Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật;

Chỉ tiêu 4: Triển khai các hình thức, mô hình thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả tại cơ sở;

Chỉ tiêu 5: Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho tuyên truyền viên pháp luật theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật;

Chỉ tiêu 6: Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tiêu chí 3: Hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý.

Chỉ tiêu 1: Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở;

Chỉ tiêu 2: Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở theo đúng quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở;

Chỉ tiêu 3: Thông tin, giới thiệu về trợ giúp pháp lý theo đúng quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Tiêu chí 4: Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Chỉ tiêu 1: Tổ chức trao đổi, đối thoại với nhân dân theo đúng quy định pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương;

Chỉ tiêu 2: Tổ chức để nhân dân bàn, quyết định trực tiếp các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

Chỉ tiêu 3: Tổ chức để nhân dân bàn, biểu quyết các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

Chỉ tiêu 4: Tổ chức để nhân dân tham gia ý kiến các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

Chỉ tiêu 5: Tổ chức để nhân dân trực tiếp hoặc thông qua ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện giám sát các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Tiêu chí 5: Tổ chức tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, thủ tục hành chính; bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Chỉ tiêu 1: Tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo;

Chỉ tiêu 2: Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính;

Chỉ tiêu 3: Không có cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Chỉ tiêu 4: Đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” theo đúng quy định pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là 100 điểm. Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, điểm số và cách tính điểm của các tiêu chí, chỉ tiêu trên.

Điều kiện công nhận

Quyết định quy định xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ các điều kiện sau:

1- Tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 80 điểm trở lên;

2- Tổng số điểm của từng tiêu chí đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên;

3- Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn (cấp xã) bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện hằng năm, tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm đánh giá.

Việc đánh giá, công nhận phải bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, công bằng, đúng quy định pháp luật; gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường dân chủ ở cơ sở, vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam

Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam vừa được Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký phê duyệt tại Quyết định 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021.

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025 sử dụng 100% túi ni lông, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni lông khó phân huỷ; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh.

Đề án cũng phấn đấu đến năm 2025 giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; phấn đấu 100% các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, các khách sạn không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần; giảm dần mức sản xuất và sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt.

Nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân trong sản xuất, tiêu thụ, thải bỏ chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt.

Nâng cao nhận thức về tác hại của các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, túi ni lông

Một trong các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án là triển khai các hoạt động đào tạo, truyền thông và hợp tác quốc tế về quản lý chất thải nhựa, trong đó, đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức về tác hại của các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khoẻ con người; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy sang sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp sản xuất, phân phối các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy chuyển sang sản xuất, phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường; đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xả rác thải nhựa, ngư cụ, sản phẩm nhựa thải bỏ ra môi trường biển và đại dương đối với các doanh nghiệp, cư dân ven biển, ngư dân, thủy thủ, khách du lịch biển.

Hình thành mạng lưới tuyên truyền viên hướng dẫn phân loại, thu gom, tái chế, xử lý, quản lý chất thải nói chung và chất thải nhựa nói riêng trên các địa phương. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải nhựa cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tin, báo chí và đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở. Khen thưởng, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân có các hoạt động, giải pháp, sáng kiến hay về quản lý chất thải nhựa.

Xây dựng nội dung giáo dục về quản lý chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần để đưa vào chương trình các cấp học theo các hình thức, nội dung phù hợp. Tăng cường vai trò tham gia, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tấn báo chí trong việc triển khai thực hiện các cơ chế chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần.

Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường

Nhiệm vụ và giải pháp khác là nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, triển khai mô hình, hoạt động quản lý chất thải nhựa và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. Cụ thể, xây dựng kế hoạch và triển khai đồng bộ trên cả nước mô hình trung tâm thương mại, siêu thị không sử dụng túi ni lông hoặc sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường thay thế cho túi ni lông khó phân hủy; thành lập và mở rộng các mô hình tổ chức tái chế chất thải, các phong trào chống rác thải nhựa.

Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch và triển khai đồng bộ các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ trên địa bàn cả nước, đặc biệt là vùng ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thu gom chất thải nhựa trôi nổi trong môi trường (thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa trên lưu vực sông, vùng ven biển, các bãi tắm, các khu du lịch, các âu thuyền, chợ cá ven biển).

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về thu gom và xử lý chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch biển, vận tải biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản; giảm thiểu việc thải bỏ, làm thất lạc ngư cụ khai thác thủy sản.

Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động thu thuế bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất và tiêu thụ túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của các địa phương; đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong thu gom, tái chế và xử lý chất thải nhựa; công nghệ tái chế chất thải nhựa thành nhiên liệu, vật liệu xây dựng, giao thông và sản phẩm nhựa khác; tăng cường đầu tư và phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa; nghiên cứu, thiết kế, sản xuất bao bì, sản phẩm nhựa tối ưu nhằm giảm tối đa định mức nguyên liệu nhựa/sản phẩm; đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất các thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải nhựa trên sông, suối, kênh, rạch, vùng biển.

Nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm trọng điểm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá và chứng nhận chất lượng các sản phẩm bao bì thay thế sản phẩm nhựa và sản phẩm túi ni lông phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường đáp ứng quy định của Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, quản lý hoạt động sản xuất, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải nhựa; thúc đẩy phát triển thị trường tái chế, xử lý chất thải; xây dựng, cập nhật và tích hợp cơ sở dữ liệu về quản lý chất nhựa vào hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.

Tăng cường triển khai hoạt động kiểm tra, thanh tra xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất, phân phối sản phẩm nhựa và thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trong đó có chất thải nhựa.

Gỡ vướng về thuế GTGT, TNCN đối với người cho thuê nhà

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành công văn số 4974/VPCP-KTTH ngày 22/7/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính xem xét các phản ánh, tháo gỡ vướng mắc, hoàn thiện quy định thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với người cho thuê nhà.

Vừa qua, trên kênh VTV1 Bản tin Tài chính kinh doanh trưa ngày 24/6/2021 đưa tin theo các chuyên gia, ngưỡng chịu thuế cho thuê nhà quy định tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 cần phù hợp thực tế trong bối cảnh người cho thuê đang phải chịu áp lực do đại dịch COVID-19; cần quy định ngưỡng chịu thuế cho phù hợp với chỉ số tiêu dùng đã tăng hiện nay và giảm áp lực mặt bằng giá cho người đi thuê.

Đồng thời, Văn phòng Chính phủ cũng nhận được công văn số 63/2021/CV-HoREA ngày 21/6/2021 của Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh phản ánh một số điểm bất hợp lý của Thông tư số 40/2021/TT-BTC và đề xuất xem xét, hoàn thiện lại quy định về thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với người cho thuê nhà.

Về vấn đề trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã giao Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khẩn trương, nghiêm túc xem xét các vướng mắc được phản ánh nêu trên để kịp thời đề xuất xử lý, tháo gỡ, hoàn thiện quy định thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với người cho thuê nhà; kịp thời thông tin đầy đủ, thỏa đáng, trả lời rộng rãi cho Hiệp hội, người dân được biết./.

 

Theo Baochinhphu.vn

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách

Triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách

20:28 , 26/04/2024

Chiều 26/4, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa tổ chức phiên họp đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quý 1, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh chủ trì hội nghị.

Giám sát việc thực hiện công tác dân vận tại thành phố Thanh Hóa

Giám sát việc thực hiện công tác dân vận tại thành phố Thanh Hóa

20:14 , 26/04/2024

Sáng 26/4, Đoàn giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Quyết định số 23 ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị và Quyết định số 763 ngày 5/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, về việc ban hành Quy chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị đối với Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Thanh Hóa.

Cùng ngư sân thắp sáng đèn trên biển

Cùng ngư sân thắp sáng đèn trên biển

20:01 , 26/04/2024

Chiều 26/4, tại huyện Quảng Xương, Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức chương trình "Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển". Tham dự chương trình có các đồng chí: Trương Hòa Bình - Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch danh dự chương trình; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Ngọc Tiến, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ; Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh.

Thiệu Hóa khánh thành và khởi công các dự án giao thông quan trọng

Thiệu Hóa khánh thành và khởi công các dự án giao thông quan trọng

19:56 , 26/04/2024

Sáng 26/4, huyện Thiệu Hóa đã tổ chức lễ khánh thành và khởi công một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn huyện. Dự buổi lễ có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành cùng đông đảo các tầng lớp Nhân dân.

Khai mạc Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024

Khai mạc Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024

19:51 , 26/04/2024

Sáng ngày 26/4, tại Đền thờ Lê Văn Hưu (xã Thiệu Trung), UBND huyện Thiệu Hoá đã khai mạc Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024 nhân kỷ niệm 702 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu (23/3 năm Nhâm Tuất 1322 - 23/3 năm Giáp Thìn 2024).

Dâng hương tưởng niệm, tri ân các Anh hùng Liệt sỹ

Dâng hương tưởng niệm, tri ân các Anh hùng Liệt sỹ

19:50 , 26/04/2024

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, 138 năm Ngày Quốc tế Lao động và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 26/4, đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn, đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ, Tượng đài Thanh niên xung phong chiến thắng và Nghĩa trang liệt sỹ Hàm Rồng.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

17:16 , 26/04/2024

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

16:25 , 26/04/2024

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

14:43 , 26/04/2024

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối ngày 25/4, tại Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị liên quan khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”. Tới dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, giáo viên, học sinh, đoàn viên thanh niên và Nhân dân trong tỉnh.

Triển khai nhiệm vụ tổ chức Lễ tiếp nhận, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ quy tập tại Lào, mùa khô 2023 - 2024

Triển khai nhiệm vụ tổ chức Lễ tiếp nhận, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ quy tập tại Lào, mùa khô 2023 - 2024

11:00 , 26/04/2024

Chiều 25/4, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiệm vụ tổ chức Lễ tiếp nhận, an táng hài cốt liệt sĩ quy tập tại Lào, mùa khô 2023 - 2024. Tham dự hội nghị có đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan và hai huyện Quan Sơn, Bá Thước.