8 tháng đầu năm, hơn 91 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài
8 tháng đầu năm, thị trường lao động ngoài nước rộng mở vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với người lao động Việt Nam. Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 91.663 lao động, đạt 76,38% kế hoạch năm 2019.
![]() |
8 tháng đầu năm, nhiều thị trường lao động ngoài nước có chính sách mới, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động sang làm việc |
Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 8 năm 2019 là 11.699 lao động (4.430 lao động nữ), bằng 89% so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 8 năm 2018 là 13.118 lao động trong đó có 4.698 lao động nữ). Số lượng phân bổ cụ thể ở các thị trường: Nhật Bản: 6.080 lao động (2.623 lao động nữ), Đài Loan: 4.566 lao động (1.598 lao động nữ), Hàn Quốc: 577 lao động (36 lao động nữ), Macao: 116 lao động (65 lao động nữ) Arab Saudi: 101 lao động nữ….
Như vậy, trong 8 tháng đầu năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 91.663 lao động (30.734 lao động nữ) đạt 76,38% kế hoạch năm 2019. Năm 2019, kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 120.000 lao động, trong đó thị trường: Nhật Bản: 45.622 lao động (16.813 lao động nữ), Đài Loan: 36.825 lao động (12.504 lao động nữ), Hàn Quốc: 5.536 lao động (392 lao động nữ), Rumania: 1.103 lao động (41 lao động nữ)…
Thị trường Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu với số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài cao nhất. Nguyên nhân là do, năm 2019, Nhật Bản đã có nhiều chính sách mới, cởi mở với lao động nước ngoài. Những năm trước, Nhật Bản chỉ cấp thị thực làm việc cho những lao động nước ngoài có trình độ kỹ thuật cao như luật sư, bác sĩ hoặc giáo viên. Tuy nhiên, từ cuối năm 2018, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật nới lỏng những quy định về tiếp nhận lao động nước ngoài. Đây là sự thay đổi lớn trong chính sách việc làm của quốc gia Nhật Bản.
Theo dự luật, từ tháng 4 năm 2019, hệ thống cấp thị thực cho người lao động đến từ nước ngoài đã có hiệu lực; được áp dụng cho 14 lĩnh vực, trong đó có ngành điều dưỡng, xây dựng và nông nghiệp. Đây là 3 ngành nghề đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực tại Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng tăng thời gian chương trình thực tập sinh kỹ năng tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam có nguyện vọng làm việc dài hạn tại Nhật. Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản giới hạn thời gian làm việc là 3 năm; sau khi kết thúc hợp đồng, nếu đáp ứng điều kiện, thực tập sinh sẽ được quay trở lại Nhật Bản làm việc thêm 2 năm nữa.
Đồng thời, Nhật Bản cũng tăng số lượng tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam đi Nhật Bản làm việc. Hiện tại, Nhật Bản vẫn đang thiếu hụt trầm trọng lao động trong các ngành trọng điểm. Đặc biệt, vào 24/7/2020, Thế vận hội mùa hè 2020 sẽ được tổ chức tại Tokyo – Nhật Bản. Vì vậy, Nhật Bản cần một số lượng lớn lao động nước ngoài hoàn thành gấp rút các công trình chuẩn bị cho Olympic 2020.
8 tháng đầu năm cũng đánh dấu sự khởi sắc của thị trường Châu Âu với các bản ghi nhớ hợp tác đưa lao động đi làm việc tại Đức, Rumani, Bulgaria… Cũng giống như các thị trường truyền thông như Nhật Bản, Hàn Quốc…, Châu Âu cũng đa dạng nhiều ngành nghề từ công nghiệp, nông nghiệp, kỹ sư, kỹ thuật viên, hộ lý, y tá…
Trong đó tùy từng quốc gia mà nhu cầu về nhân lực có sự khác nhau rõ nét. Tuy nhiên, người lao động vẫn còn khá dè dặt với thị trường Châu Âu do sự cách biệt về địa lý, khác biệt lớn về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán giữa Việt Nam và Châu Âu. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt của lao động các nước đang phát triển khác (đặc biệt là các nước trước đây đã có truyền thống đưa lao động sang làm việc tại một số nước thuộc Châu Âu. Một thực tế nữa là, lao động Việt Nam phần lớn là lao động phổ thông hoặc bán nghề, tuy nhiên, các nước thành viên EU lại chỉ khuyến khích nhận lao động kỹ thuật cao hoặc có trình độ chuyên môn cao cấp.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, 8 tháng đầu năm, thị trường lao động ngoài nước rộng mở vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với người lao động Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với nhiều cam kết về lao động đã chính thức có hiệu lực.
Do đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để gười lao động, các cơ quan quản lý và đối tác tuyển dụng lao động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, dần đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

166 xã của tỉnh Thanh Hóa ổn định ngay từ ngày đầu hoat động
Ngày 1/7, cùng với cả nước, 166 đơn vị hành chính mới của tỉnh Thanh Hóa chính thức đi vào vận hành, ghi dấu ngày đầu tiên hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày đầu tiên này, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến kiểm tra quá trình vận hành của bộ máy các cơ quan cấp xã ở một số địa phương trong tỉnh.

Cục Thuế công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ
Ngày 1/7, Cục Thuế - Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với các cơ quan thuế toàn quốc, công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ. Cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Cục Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với chính quyền địa phương 2 cấp.

Ngày đầu cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài
Ngày 1/7, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Thanh Hóa chính thức triển khai cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài đang sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn tỉnh.

Kỳ vọng từ bộ máy chính quyền 2 cấp: Gần dân, sát dân, trọng dân
Việc ứng dụng công nghệ không chỉ là giải pháp, mà là một cuộc cách mạng từ cơ sở, để chính quyền thực sự trở thành chính quyền phục vụ, lấy người dân làm trung tâm. Chúng ta có thể thấy bộ máy đã sẵn sàng, cán bộ đã vào vị trí, giờ là lúc tiếng nói từ những người trong cuộc cất lên – từ cán bộ xã, công chức chuyên môn đến người dân – những người trực tiếp cảm nhận và đồng hành cùng sự thay đổi này. Sau đây, chúng ta cùng nghe tâm tư, kỳ vọng của cán bộ, công chức cấp xã và kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân về bộ máy mới - bộ máy của đổi mới, gần dân, sát dân và phục vụ nhân dân.

Chuyển đổi số để đơn vị hành chính cấp xã/phường hoạt động hiệu quả
Khi chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp thì cấp xã trở thành chính quyền cơ sở duy nhất, gánh vác trọng trách trực tiếp phục vụ nhân dân. Để chính quyền cấp xã vận hành thông suốt, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về cải cách hành chính, tỉnh Thanh Hóa có bước chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để phục vụ người dân nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Thời tiết 10 ngày tới: Bắc Bộ mưa triền miên, nguy cơ sạt lở, ngập lụt diện rộng
Cơ quan khí tượng phát đi bản tin dự báo thời tiết cả nước 10 ngày, đồng thời cảnh báo mưa lớn trút xuống Bắc Bộ đến giữa tuần, nguy cơ lũ quét, sạt lở và ngập lụt. Riêng Thanh Hoá, trong ngày 1/7, mưa vừa, mưa to và rải rác dông, cục bộ mưa rất to.

Tổng kết cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về an toàn thực phẩm trong đoàn viên, thanh niên” năm 2025
Chiều ngày 30/6, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã tổ chức tổng kết cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về an toàn thực phẩm trong đoàn viên, thanh niên” năm 2025.

Xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1 từ nay đến 7/7
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom) thông báo xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1. Hiện nay, trên sông Mã mực nước đang về hồ Nhà máy Thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1 có lưu lượng 950m3/s đến 1.350m3/s; mực nước dâng hồ chứa mùa mưa đang là 25,5m/25,5m. Nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 tiếp tục xả lũ để đảm bảo duy trì mực nước hồ ở dưới mực nước chết là 25,5m.

Hướng dẫn đăng ký xe cơ giới từ ngày 1/7
Bộ Công an vừa có văn bản hướng dẫn Công an các địa phương về công tác đăng ký xe cơ giới đường bộ từ ngày 1/7 sau khi vận hành hoạt động đơn vị hành chính 2 cấp.

Phân cấp thẩm quyền đăng ký phương tiện đường thủy nội địa
Bộ Xây dựng vừa công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Một trong những điểm mới đó là phân cấp thẩm quyền đăng ký phương tiện đường thủy nội địa cho cơ quan chức năng địa phương. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/7.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.